Lãnh đạo được mời chỉ đọc thư của Chủ tịch nước, hiệu trưởng không được đọc báo cáo thành tích, lễ khai giảng phải lấy học sinh làm trung tâm. Ngày khai giảng được tổ chức thống nhất ở tất cả các trường vào ngày 5-9.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM  vừa có văn bản gửi các đơn vị giáo dục về tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2018-2019.

Theo yêu cầu của sở, lễ khai giảng năm học mới gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Ở phần lễ được tổ chức trang trọng, súc tích, ngắn gọn, với các nghi thức như: chào cờ, hát quốc ca (không sử dụng băng lời bài hát), đọc thư của Chủ tịch nước. Đặc biệt đối với diễn văn khai giảng của hiệu trưởng phải ngắn gọn, không được báo cáo thành tích. Hiệu trưởng đánh trống khai trường và khen thưởng cá nhân, tập thể. Lồng ghép tổ chức đón học sinh vào các lớp đầu cấp. Nếu có lãnh đạo tham dự, chỉ mời lãnh đạo các cấp đọc thư của Chủ tịch nước nhân ngày khai trường tại buổi lễ.

 

Hiệu trưởng các trường không báo cáo thành tích trong lễ khai giảng

Đối với phần hội sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian vui tươi, sinh động, lành mạnh.  Riêng với ngày hội đưa trẻ mầm non đến trường, các trường phải tổ chức chu đáo, nội dung sinh động, nhằm tạo ấn tượng tốt cho trẻ để ngày khai trường là một ngày trọng đại, thiêng liêng với tất cả học sinh, nhất là những học sinh lần đầu đến trường.

Sở GD-ĐT TP HCM cũng lưu ý các trường kiểm tra, gỡ bỏ các khẩu hiệu đã cũ hoặc không còn phù hợp trước cổng trường. Phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo an ninh, an toàn trong và xung quanh nhà trường. Thực hiện đúng các quy định của sở về thu và sử dụng học phí, các khoản đóng góp. Tổ chức đón học sinh chu đáo, nhất là các lớp đầu cấp.

Kể từ năm học 2015-2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo ngành GD-ĐT về việc chọn một thời khắc khai giảng đồng loạt cả nước, làm đúng nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước, hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn rồi dành thời gian cho giáo viên và học sinh. Lễ khai giảng tại nhiều trường đang được đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trọng tâm.

 

                             TheoNLD

Các tin khác


Cần hiểu đúng về xã hội hóa giáo dục, tránh lạm thu

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT hiện vẫn còn tình trạng chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục, dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa, tài trợ với cơ sở giáo dục.

Kiến nghị không nên học ngày thứ 7

Đó là một số ý kiến góp ý của các đại biểu trong Hội nghị Góp ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vào sáng nay (21/8) tại TPHCM.

Đà Bắc-triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019

(HBĐT) - Ngày 21/8, Huyện Đà Bắc đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018 và triển khai nhiệm vụ công tác năm học 2018 - 2019.

Sư phạm "trắng" thí sinh: Chuyên gia giáo dục Mỹ mách nước thu hút sinh viên giỏi

Khuyến khích về tài chính không phải điều duy nhất, phải coi đó là nghề cao quý được tôn trọng... là lời khuyên của những chuyên gia giáo dục Mỹ trước thực trạng "trắng" thí sinh ngành sư phạm của Việt Nam.

Trao học bổng an sinh giáo dục xe đạp đến trường năm 2018 cho 20 học sinh nghèo khó khăn

(HBDDT) - Ngày 20/8, Nhân dịp mừng sinh nhật vàng Bảo việt Nhân thọ 22 tuổi, công ty Bảo việt Nhân thọ Hòa Bình tổ chức chương trình Trao học bổng an sinh giáo dục xe đạp đến trường năm 2018. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở LĐTB và XH tỉnh, Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh và 200 khách hàng của Bảo việt Nhân Thọ.

Thủ tướng nghiêm khắc phê bình các địa phương để xảy ra sai phạm trong kỳ thi 2018

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT có văn bản hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi điểm thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục