Các học sinh, sinh viên có ý tưởng, dự án khởi nghiệp có thể tham gia cuộc thi để cạnh tranh cơ hội nhận phần thưởng lên tới 100 triệu đồng và cơ hội được đầu tư biến ý tưởng thành thực tế.

Sáng nay, ngày 7/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2019.

Theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên , cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông trên toàn quốc.

Sản phẩm dự thi là các dự án khởi nghiệp, chia theo các lĩnh vực: khoa học, công nghệ; công nghiệp, chế tạo sản phẩm; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục, y tế; dịch vụ, du lịch; tài chính, ngân hàng; kinh doanh tạo tác động xã hội; các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác.

Hồ sơ dự thi gồm bản thuyết minh dự án được trình bày; bản thuyết trình của nhóm được trình bày bằng video clip không quá ba phút và sản phẩm mẫu gửi kèm theo bằng ảnh hoặc video clip.

Thời gian nộp hồ sơ dự thi về Bộ Giáo dục và Đào tạo là trước 17 giờ ngày 16/8. Ban giám khảo sẽ chọn 45 dự án của sinh viên và 15 dự án của học sinh trung học phổ thông có tính khả thi cao nhất vào vòng chung kết.

Vòng chung kết sẽ diễn ra tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019, dự kiến tổ chức ngày 4 và 5/10, tại Hà Nội.


Các học sinh Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng nhận giải nhất ở khối trung học phổ thông trong cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2018. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Về cơ cấu giải thưởng, với khối sinh viên, ban tổ chức sẽ trao một giải nhất (trị giá 100 triệu đồng và được hỗ trợ triển khai dự án), hai giải nhì (trị giá 60 triệu đồng), ba giải ba (trị giá 40 triệu đồng) và 4 giải khuyến khích (trị giá 10 triệu đồng).

Với khối trung học phổ thông, sẽ có một giải nhất (trị giá 50 triệu đồng), một giải nhì (trị giá 30 triệu đồng), một giải ba (trị giá 15 triệu đồng) và hai giải khuyến khích (trị giá 5 triệu đồng).

Ngoài ra, ban tổ chức cũng sẽ trao một số giải phụ như giải cho dự án được bình chọn nhiều nhất, giải gian hàng xuất sắc nhất…

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, cuộc thi nhằm khích lệ và thúc đẩy tinh thần hăng say học tập, tìm tòi, nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên trên cả nước, đặc biệt là trong vấn đề vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán thực tiễn đặt ra trong cuộc sống.

Thứ trưởng mong muốn, học sinh, sinh viên tập trung thể hiện bản lĩnh, sức trẻ, nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo, vận dụng các kiến thức, kỹ năng để đưa ra sáng kiến, giải pháp giải quyết các vấn đề của cộng đồng, của xã hội. Từ đó, giúp học sinh, sinh viên hình thành những ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp mang tính đột phá không chỉ để tham dự cuộc thi này mà còn mang lại những giá trị hữu ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội./.

 

                  TheoVietnamplus

Các tin khác


Cơ hội để trí thức trẻ đóng góp sáng kiến đổi mới giáo dục

Giải thưởng 100 triệu đồng kèm theo cơ hội nhận hỗ trợ phát triển cho mỗi công trình xuất sắc, cùng nhiều giải thưởng hấp dẫn khác đang chờ đợi chủ nhân của những sáng kiến đổi mới nền giáo dục tại chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2019.

Đồng hành cùng 49 năm xây dựng và trưởng thành của trường THPT Công Nghiệp Hòa Bình

(HBĐT) - Trường THPT Công Nghiệp Hoà Bình tiền thân là trường Thanh niên vừa học, vừa làm thị xã Hòa Bình được thành lập ngày 27/8/1970. Ngay trong những ngày đầu thành lập, tuy chỉ có một dãy nhà lớp học đơn sơ, một xưởng trường bên bờ đê Đà Giang, nhưng thầy và trò nhà trường đã bắt tay vào thực hiện tốt nhiệm vụ: vừa học tập, vừa lao động, sản xuất. Ngày 25/8/1971, trường được đổi tên thành trường cấp III phổ thông vừa học, vừa sản xuất công nghiệp thị xã Hòa Bình. Năm 1976, tỉnh Hoà Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, trường được đổi tên thành trường cấp III Công Nghiệp B Hà Sơn Bình. Với những thành tích xuất sắc của thầy và trò, năm 1979, nhà trường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba.

"Bông hoa" đẹp của giáo dục Mường Bi

(HBĐT) - 35 năm đứng trên bục giảng, cô đã bồi dưỡng cho trên 10 em đạt giải quốc gia, hơn 200 em đạt học sinh giỏi, năng khiếu cấp tỉnh. Năm học 2017 - 2018, cô đạt giải nhất cấp tỉnh cuộc thi "Tổ trưởng tổ chuyên môn giỏi”. Từ chối nhiều cơ hội được quy hoạch, đề bạt lên làm quản lý, bởi cô muốn tập trung trọn vẹn trí và lực cho đam mê duy nhất là: được dạy học. Chỉ còn 1 năm nữa là về nghỉ chế độ nhưng "lửa” nghề vẫn luôn được cô Bùi Thị Quy (trường Tiểu học Phong Phú, huyện Tân Lạc) thắp sáng trong mỗi tiết dạy, bài giảng.

28 trường tham gia Hội thi sơ cấp cứu huyện Lạc Sơn lần thứ I năm 2019

(HBĐT) - Ngày 26/4, Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Huyện đoàn, Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn  tổ chức Hội thi sơ cấp cứu lần thứ I năm 2019. Tham gia hội thi có 28 đội đến từ các trường THCS trên địa bàn huyện, mỗi đội gồm 5 thành viên.

Kim Bôi Tổ chức hội nghị tư vấn dạy nghề và giới thiệu việc làm cho 225 học sinh lớp 12

(HBĐT) -Chiều 25/4, tại UBND xã Sào Báy, UBND huyện Kim Bôi phối hợp 3 doanh nghiệp ở Hà Nội tổ chức Hội nghị tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm cho 225 em học sinh lớp 12 của trường THPT xã Sào Báy.

Chắp cánh cho sự sáng tạo, tư duy phản biện của người trẻ

Kết hợp hài hòa tài lực, nhân lực và vật lực từ doanh nghiệp trong giáo dục để đào tạo thế hệ lãnh đạo tương lai. Đó là những giá trị mà cuộc thi "Nhà lãnh đạo 4.0” trang bị cho các bạn trẻ qua sân chơi lý thú này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục