(HBĐT) - Ngày 8/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình khóa XIV, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành hữu quan, Hội Luật gia và một số đơn vị trường học trong tỉnh.



Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) có 10 chương, 120 điều gồm những quy định chung; hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác; nhà giáo; người học; chính sách đối với người học; trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội; đầu tư và tài chính trong giáo dục quản lý Nhà nước về giáo dục; khen thưởng và xử lý vi phạm và các điều khoản thi hành.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến về điều khoản của dự thảo Luật, trong đó trọng tâm là vấn đề về giáo dục hòa nhập; vấn đề giới trong đặc trưng của ngành giáo dục; vấn đề xã hội hóa giáo dục cần có tính mở hơn; chương trình sách giáo khoa. Đặc biệt, các đại biểu quan tâm nhiều đến độ tuổi đầu vào đối với giáo dục mầm non; lộ trình chuẩn hóa giáo viên ở các bậc học; vấn đề tín dụng sư phạm và đề xuất bỏ hội đồng nhà trường đối với các trường công lập và việc quy định tuổi của các bậc học là không phù hợp.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng chí nhấn mạnh: Luật Giáo dục là luật quan trọng, là cơ sở pháp lý hình thành nên các luật khác như Luật giáo dục Đại học, giáo dục nghề nghiệp... Chính vì vậy, các đại biểu đã đóng góp nhiều thông tin quan trọng để Đoàn ĐBQH tỉnh có cơ sở đóng góp, sửa đổi Luật Giáo dục tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV tới đây. 

Đinh Hòa

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục