(HBĐT) - Mục tiêu đặt ra đến năm 2021, 100% các trường cao đẳng, trung cấp (CĐ, TC) trên địa bàn tỉnh có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên (HS, SV) khởi nghiệp, thúc đẩy việc thành lập trung tâm hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp; 100% HS, SV các trường CĐ, TC, THPT và các Trung tâm GDNN - GDTX được tiếp cận, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; ít nhất 30% trường THPT kết nối được với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đưa học sinh đến trải nghiệm thực tế về hướng nghiệp - khởi nghiệp, được truyền cảm hứng từ doanh nhân địa phương. Đó là một số mục tiêu đặt ra trong công tác hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp đã, đang được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện.


Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật xây dựng không gian thực hành thực tế, giúp học sinh có thêm kiến thức, kỹ năng khi khởi nghiệp. 

Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Mục tiêu của việc hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HS, SV trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ, hình thành, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho HS, SV sau khi tốt nghiệp. Thu hút nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ Sở GD&ĐT và các đơn vị, trường học xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp; từng bước hình hành, xây dựng quỹ hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phấn đấu 100% các trường CĐ, TC có ít nhất 1 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HS, SV được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp, hoặc kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 20% giáo viên phổ thông được trang bị kiến thức về quản lý tài chính, hướng nghiệp, khởi nghiệp để tư vấn, hỗ trợ học sinh trong việc xây dựng mục tiêu cá nhân và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Để thực hiện mục tiêu đó, các địa phương, nhà trường đã, đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HS, SV. Tăng cường cơ sở vật chất hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp trong các trường CĐ, TC, Trung tâm GDNN - GDTX. Cung cấp tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, các cơ sở giáo dục, đào tạo, doanh nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của HS, SV...

Đồng chí Nguyễn Anh Tôn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật cho biết: Dự kiến nhà trường sẽ tổ chức sự kiện ngày hội khởi nghiệp; biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp của HS, SV. Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn, giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp của HS, SV với nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước… Tuyên truyền, hướng dẫn HS, SV sử dụng, khai thác các nguồn thông tin, học liệu từ Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Xây dựng hệ thống quản lý đào tạo khởi nghiệp online nhằm tuyên truyền, cập nhật kiến thức, hình ảnh, kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh học sinh, để thống nhất mục tiêu đào tạo giữa các bên, gắn kết mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình.

Hiện nay, các trường CĐ, TC, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh đang thành lập, kiện toàn tổ tư vấn hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp; khuyến khích cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp tình nguyện tham gia công tác tư vấn, hỗ trợ HS, SV tại các nhà trường. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người làm công tác tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp; tổ chức hoạt động giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm cho HS, SV và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ HS, SV trong các nhà trường. Cung cấp các chương trình đào tạo về khởi nghiệp có hệ thống, tính ứng dụng thực tế cao cho học sinh phổ thông các cấp, để các em sớm được tiếp cận với sự hội nhập kinh tế trong nước, thế giới. Các trường CĐ, TC xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp, đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn.

Dương Liễu

Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục