Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương xây dựng phương án phù hợp để khắc phục sự cố bất thường như bão, lũ, dịch Covid-19, bạch hầu và các dịch bệnh khác để bảo đảm thuận lợi, an toàn cho thí sinh và những người tham gia tổ chức Kỳ thi.
Tư vấn tuyển sinh cho học sinh trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (Ảnh: DUY LINH)
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tập trung chỉ đạo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo Bộ GD-ĐT, qua kiểm tra cho thấy các địa phương cơ bản đã tích cực chuẩn bị cho công tác tổ chức Kỳ thi.
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác in sao đề thi đáp ứng yêu cầu; thực hiện chặt chẽ quy trình in sao đề thi bảo đảm đề thi đủ số lượng với chất lượng tốt nhất, không để xảy ra sai sót, bảo đảm tuyệt đối an toàn, bảo mật trong các khâu in sao, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng đề thi tại các Điểm thi của Hội đồng thi.
Các địa phương cần rà soát các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác coi thi, chấm thi, nhất là các Điểm thi ở vùng sâu, vùng xa, các Điểm thi đặt tại trường THCS, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, các điểm thi sát khu dân cư, cơ quan, nhà máy, công xưởng,...
Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương cần xây dựng phương án phù hợp để kịp thời khắc phục sự cố bất thường bão, lũ, dịch Covid-19, bạch hầu và các dịch bệnh khác để bảo đảm tạo thuận lợi an toàn cho thí sinh và những người tham gia tổ chức Kỳ thi.
Bố trí các điểm thi/phòng thi dự phòng và các điều kiện khác để sẵn sàng tổ chức thi đối với những thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Xây dựng phương án hỗ trợ về đi lại, ăn ở cho thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, không để thí sinh vì khó khăn về kinh tế, đi lại mà không thể tham gia dự thi.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo công an tỉnh kịp thời phát hiện, ngăn chặn các thiết bị, vật dụng trái phép vào phòng thi. Tăng cường củng cố hạ tầng công nghệ thông tin, không để xảy ra sai sót về dữ liệu và tình trạng quá tải đường truyền. Tiếp tục quán triệt tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật; xác định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng người trong mỗi khâu tổ chức thi.
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cho những người tham gia Kỳ thi. Rà soát kỹ phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc, vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp điện, nước tại tất cả các điểm thi. Tăng cường công tác truyền thông Kỳ thi. Tăng cường công tác thanh tra/kiểm tra các khâu của Kỳ thi theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương…
Theo Nhandan.com.vn
3 nguyên tắc trong coi thi tốt nghiệp THPT được ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Không sai quy chế, không che giấu thông tin và luôn đặt quyền lợi của thí sinh lên trên cán bộ coi thi.
(HBĐT) - Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa sẽ diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi được các ban, ngành liên quan, chủ chốt là ngành Giáo dục tích cực triển khai. Tất cả đều hướng đến mục tiêu tổ chức thành công kỳ thi, đảm bảo nghiêm túc, an toàn, khách quan.
(HBĐT) - Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Sơn nhiệm kỳ 2015 - 2020, gắn với thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), ngành Giáo dục huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng. Điểm nhấn là chất lượng giáo dục cũng như nề nếp, kỷ cương trường học được giữ vững, nâng cao.
(HBĐT) - Xác định tầm quan trọng của sự nghiệp "trồng người”, những năm qua, TP Hòa Bình luôn quan tâm công tác GD-ĐT. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, Phòng GD&ĐT đã vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình địa phương; kịp thời tham mưu xây dựng các đề án, kế hoạch, quy hoạch... và triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, đổi mới giáo dục toàn diện.
Chiều 23/7, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Sẵn sàng tiếp nhận du học sinh về nước học tập".
Mùa thi năm nào cũng đầy sức nóng, không chỉ gây căng thẳng cho các gia đình và toàn xã hội. Làm thế nào để nhận diện sớm "kẻ thù tâm lý" của học sinh trước kỳ thi và cách ứng phó với chúng?