Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã lên phương án ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.

 
Ảnh minh họa/internetẢnh minh họa/internet

Chuẩn bị phao bơi, xuồng máy, máy xúc

Tại tỉnh Lai Châu, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng về con người máy móc, thiết bị để có phương án xử lý kịp thời đối với các tuyến đường hay xảy ra sạt lở đất hoạc sụt lún đảm bảo cho giao thông được thông suốt trong các ngày diễn ra kỳ thi.

Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng xây dựng kế hoạch và bố trí lực lượng cán bộ tham gia các khâu của kỳ thi, có phương án đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông cho thí sinh và lực lượng cán bộ tham gia làm thi tại các điểm thi trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh, cán bộ coi thi ở những vùng có sông suối, vùng biên giới, di chuyển, đi lại đến địa điểm thi trong trường hợp thời tiết không thuận lợi hoặc có thiên tai bất thường xảy ra.

Đối với những điểm thi có sông, suối đã lên phương án kỹ lưỡng, chuẩn bị phao bơi, xuồng máy… để di chuyển bằng đường thủy.

Ngoài ra, tỉnh Đoàn xây dựng kế hoạch và triển khai các Chương trình "Sinh viên tình nguyện", "Tiếp sức mùa thi". Theo đó, các đơn vị Đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ các địa phương tham gia thực hiện một số công việc như hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh.

Mặt khác, phối hợp với lực lượng Công an, quân đội đảm bảo trật tự, an toàn cho Kỳ thi. Tham gia hướng dẫn, phân luồng giao thông, bố trí đội hình tình nguyện viên, tăng cường tại các khu vực cao điểm về tình hình giao thông hoặc các điểm sạt lở, lũ lụt, khẩn trương trợ giúp, ứng phó kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông trước và trong các ngày thi.

Cùng với đó, hỗ trợ bố trí nơi ăn, ở, hướng dẫn việc đi lại cho thí sinh và người thân của thí sinh ở xa về dự thi. Phối hợp xử lý kịp thời khi xảy ra tai nạn hoặc các tình huống bất thường về thiên tai bão lũ có thể xảy ra trước, trong và sau kỳ thi.

Không để thí sinh nào bỏ thi

Về phía ngành Giáo dục, bà Lê Thị Thủy – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT cho biết, Sở đã chỉ đạo các trường THPT rà soát số lượng học sinh trong địa bàn có bán kính có nguy cơ xảy ra tình trạng sạt lở đất.

Trên cơ sở đó, có phương án tổ chức nuôi, giữ học sinh trước, trong và sau kỳ thi nhằm đảm bảo an toàn cho các em.

Ngoài ra, bố trí cán bộ, giáo viên nhân viên chưa phải điều động tham gia làm thi, chủ động về phương tiện để đưa, đón học sinh bán trú, nội trú đến địa điểm thi đúng thời gian và an toàn cho thí sinh.

Các trường phối hợp với các ban, ngành, Đoàn Thanh niên, huyện/thành đội tại địa phương có phương án đưa đón học sinh đến các điểm thi đảm bảo an toàn, không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ thi vì khó khăn về kinh tế hoặc phương tiện đi lại.

Ông Vũ Văn Dương – Giám đốc sở GD&ĐT Cao Bằng cho biết, toàn tỉnh có hơn 4.600 thí sinh dự thi ở 20 điểm thi.

Kỳ thi năm nay diễn ra vào đầu tháng 8 nên mưa lũ, sạt lở đất có thể xảy ra. Theo đó, tỉnh đã có phương án để ứng phó với với tình huống bất thường do thiên tai gây ra.

"Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, chúng tôi đã tính đến phương án "tăng bo" để vận chuyển để vận chuyển đề thi, bài thi, cán bộ coi thi và thí sinh. Tất nhiên phương án cũng sẽ được bảo đảm an toàn tuyệt đối" – ông Dương trao đổi.

Hiện tại, tỉnh đã chuẩn bị tốt phương châm "4 tại chỗ" để chủ động ứng phó với những bất thường của thời tiết trong những ngày diễn ra kỳ thi.

"Để ứng phó với tình hình huống bất thường có thể xảy ra, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo 18 điểm thi trên địa bàn tỉnh phải chuẩn bị điểm thi dự phòng đảm bảo đủ các điều kiện như điểm thi chính thức, để sẵn sàng và chủ động di chuyển địa điểm thi khi cần thiết" - bà Lê Thị Thủy.


Theo Giaoducthoidai.vn

Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục