(HBĐT) - Đầu tư cho GD&ĐT để tạo động lực phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Đà Bắc đã tập trung chăm lo cho công tác này. Nhờ đó, giáo dục ở vùng đất khó có những bước tiến ngoạn mục, nổi bật là kết quả trong xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.


Cơ sở vật chất trường, lớp học ở huyện Đà Bắc được đầu tư, xây dựng khang trang.

Còn nhớ, vào những ngày cuối năm 2015, chúng tôi có chuyến công tác tại xóm Sổ, xã Trung Thành, một trong những xóm khó khăn nhất tỉnh. Khi đó, chi trường mầm non được xây dựng đơn sơ bằng tre, nứa. Khoảng 1 năm sau trở lại xóm Sổ, ngôi trường ngày nào đã được xây dựng khang trang, rộng rãi, đem lại niềm vui cho bà con. Từ năm 2015 trở lại đây, không chỉ riêng xóm Sổ mà nhiều ngôi trường ở các vùng khó khăn khác của Đà Bắc đã, đang được đầu tư xây dựng kiên cố. Đồng chí Quản Văn Giang, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện chia sẻ: Xác định phải chăm lo, nâng cao chất lượng giáo dục mới tạo động lực phát triển kinh tế, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, nổi bật là những nỗ lực trong xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia.

Nếu như đầu nhiệm kỳ, trên địa bàn huyện mới có hơn 20% trường đạt chuẩn quốc gia thì đến nay, con số này tăng lên gần 50% (23/47 trường đạt chuẩn). Từ năm 2015 đến nay, huyện có thêm 16 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trong năm 2019, có thêm 6 trường được công nhận mới và 2 trường được công nhận lại (đạt 300% kế hoạch). Từ đầu năm đến nay, huyện có thêm 4 trường được công nhận đạt chuẩn (đạt 200% kế hoạch năm). Đồng chí Trưởng Phòng GD&ĐT huyện nhấn mạnh: Để đạt được kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh. Theo đó, Nhân dân các xã đã ủng hộ hàng nghìn ngày công lao động, tham gia trồng cây xanh để tạo cảnh quan ở các ngôi trường.

Trường học được xây dựng đạt chuẩn quốc gia không chỉ đem lại niềm vui mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân đối với sự nghiệp giáo dục. Trong nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn ngày càng được nâng cao là minh chứng cho sự chuyển mình của giáo dục ở huyện nghèo này. Năm 2017, huyện có 16 em lớp 9 đạt học sinh giỏi cấp tỉnh; năm 2018, con số này tăng lên 27 em và năm 2019 là 42 em. Ngoài ra, công tác chăm lo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luôn được huyện quan tâm, đáp ứng yêu cầu công việc ở các trường học. Song song với đó là việc ưu tiên kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị nhằm củng cố cơ sở vật chất các trường học. Đến nay, trên 99% phòng học đã được kiên cố và bán kiên cố.

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, chất lượng GD&ĐT huyện Đà Bắc đã đạt được kết quả quan trọng. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển KT - XH, từng bước giảm nghèo và xây dựng NTM trên địa bàn.

Đào Viết


Các tin khác


Thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Dự kiến chia 4 nhóm đối tượng thí sinh bảo đảm phòng, chống dịch

Trong tình hình dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT dự kiến phân các đối tượng thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 thành 4 nhóm: F0; F1; F2 và các thí sinh khác.

Cần xây dựng phương án khắc phục sự cố bất thường trong Kỳ thi tốt nghiệp 2020

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương xây dựng phương án phù hợp để khắc phục sự cố bất thường như bão, lũ, dịch Covid-19, bạch hầu và các dịch bệnh khác để bảo đảm thuận lợi, an toàn cho thí sinh và những người tham gia tổ chức Kỳ thi.

Phong trào học tập suốt đời góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

(HBĐT) - Ngày 20/2/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 281/QĐ-TTg phê quyệt Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời (HTSĐ) trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/5/2014, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện đề án "Đẩy mạnh phong trào HTSĐ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” tỉnh Hòa Bình với mục tiêu khẩn trương đưa Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đi vào cuộc sống, thúc đẩy phong trào HTSĐ trên địa bàn tỉnh phát triển ngày càng sâu rộng.

Ban CHQS huyện Cao Phong: Kinh nghiệm xây dựng Ban Khuyến học cơ quan xuất sắc

(HBĐT) - Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người chỉ huy; phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chức năng và nhất là phải tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong công tác khuyến học… Đó chính là bài học thành công của Ban CHQS huyện Cao Phong trong việc xây dựng Ban Khuyến học cơ quan xuất sắc.

Học tập suốt đời để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no

(HBĐT) - Ngạn ngữ dân tộc Thái có câu "Làm người thì học khôn cho đến chết, phụ nữ học thêu thùa cho đến già”. Đó cũng chính là câu châm ngôn mà mỗi thành viên trong gia đình chị Vì Thị Oanh, xóm Mỏ, xã Chiềng Châu (Mai Châu) luôn "gối đầu giường” để có thêm động lực học tập, xây dựng gia đình trở thành "Gia đình học tập” tiêu biểu của huyện Mai Châu cũng như toàn tỉnh.

Thăm cộng đồng học tập xóm Chù Bụa

(HBĐT) - Xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hoà (Tân Lạc) hiện có 41 sinh viên đang học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, 154 học sinh phổ thông. Những năm gần đây, dân trí từng bước được nâng lên, đời sống kinh tế có nhiều khởi sắc, xóm có gần 27% gia đình làm kinh tế giỏi, thu nhập mỗi năm đạt từ 200 - 500 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3%. Những kết quả này là minh chứng cho hiệu quả phong trào học tập suốt đời trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục