(HBĐT) - Thực hiện chủ trương sáp nhập mạng lưới trường, lớp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đến nay, toàn huyện Tân Lạc đã giảm được 24 trường so với năm 2015. Đội ngũ nhà giáo được nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm với gần 20% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; đội ngũ nhà giáo là đảng viên chiếm 60%; trên 73% cán bộ quản lý có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.


Trường Mầm non Mãn Đức được đầu tư cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Việc huy động học sinh ra lớp đều tăng qua các năm, trong đó, nhà trẻ tăng gần 19% so với năm 2015. Đặc biệt, cơ sở vật chất trường học ngày càng được đầu tư; đảm bảo các chế độ cho học sinh thuộc diện được hưởng theo quy định của Nhà nước. Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, xã hội hoá giáo dục và hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng được duy trì tốt. Để có được kết quả đó, những năm qua, huyện đã tích cực triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.

  Đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất các trường mầm non trên địa bàn huyện, đồng chí Bùi Văn Hải, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Huyện luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học các trường học trên địa bàn huyện nói chung, bậc học mầm non nói riêng. Hiện, toàn huyện có 254 nhóm lớp trẻ bậc mầm non đã có đủ 254 phòng học, tỷ lệ phòng kiên cố chiếm trên 77%. Tổng số 31 bếp ăn với 23 bếp đạt yêu cầu. Toàn huyện có 109 phòng chức năng, 45 công trình vệ sinh giáo viên, 127 công trình vệ sinh cho trẻ. Nhờ cơ sở vật chất được cải thiện, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt trên 75%. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ có sự chuyển biến tích cực, 100% trẻ ra lớp được theo dõi biểu đồ sức khỏe theo quy định. Tỷ lệ trẻ trong các độ tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm so với đầu năm học. 100% trường mầm non bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn thể chất và tinh thần, không có ngộ độc, tai nạn thương tích xảy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhiều giải pháp cụ thể đã được huyện triển khai, như tham mưu quy hoạch mạng lưới các chi điểm trường, hoàn thiện hồ sơ sáp nhập trường tiểu học, THCS thành trường TH&THCS; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục học sinh; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực học đường...
Phòng GD&ĐT đã phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp. Đồng thời, tích cực tham mưu UBND huyện tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các nhà trường; chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản theo quy định. Chăm lo phát triển giáo dục vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc; quan tâm thực hiện các quy định đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, diện chính sách.

Các nhà trường chủ động, tích cực trong việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học; tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước. Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu kém các cấp học, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh; đề ra nhiều giải pháp chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Qua đó, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh có sự chuyển biến tích cực, cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch. Năm học 2019 - 2020, huyện có 226 học sinh giỏi cấp huyện. Môn Tiếng Anh đã thực hiện dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tập trung phát triển kỹ năng nghe và nói...

Trao đổi về những giải pháp đang và sẽ được tiếp tục triển khai, đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết thêm: Huyện tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tập trung thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm, chăm lo công tác giáo dục dân tộc, tăng cường giáo dục hướng nghiệp gắn với đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương trong tình hình mới. Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu theo từng cấp học, môn học, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Phấn đấu đến năm 2025 có trên 42% trường học đạt chuẩn quốc gia.

  Dương Liễu

Các tin khác


Triển khai thí điểm xây dựng mô hình công dân học tập, đơn vị học tập theo tiêu chí mới

(HBĐT) - Ngày 30/9, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thử nghiệm xây dựng mô hình công dân học tập, đơn vị học tập (cấp huyện, cấp tỉnh) và triển khai thí điểm xây dựng mô hình công dân học tập, đơn vị học tập (cấp huyện, cấp tỉnh) theo tiêu chí mới.

Triển khai nhiệm vụ giáo dục thường xuyên năm học 2020 - 2021

(HBĐT) - Ngày 29/9, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2019 - 2020, triển khai nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục thường xuyên.

Huyện Lạc Sơn: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng cho 70 học viên

(HBĐT) - Từ ngày 28 - 30/9, Huyện ủy Lạc Sơn phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) và thi hành kỷ luật đảng năm 2020 cho 70 học viên là Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Đảng ủy cơ sở.

Trường Mầm non Hoa Mai xứng đáng là trường trọng điểm về nuôi dạy trẻ

(HBĐT) - Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, trường Mầm non Hoa Mai, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã khẳng định là một trong những trường trọng điểm về chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện, tạo được sự tin yêu của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn.

Viettel Hoà Bình trao học bổng “Vì em hiếu học" lần thứ 7 

(HBĐT) - Sáng 29/9, Viettel Hòa Bình phối hợp Sở GD&ĐT, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Lễ trao học bổng chương trình "Vì em hiếu học” năm học 2020-2021. Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Xung quanh vấn đề sách giáo khoa cho học sinh lớp 1 năm học 2020 - 2021

(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, bắt đầu từ lớp 1. Khác với mọi năm, năm học này học sinh lớp 1 được chọn học 1 trong 5 bộ sách giáo khoa (SGK) thay vì 1 bộ duy nhất như trước đây. Mỗi bộ SGK có giá thành khác nhau, việc chọn lựa vở bài tập, bộ đồ dùng học tập cho học sinh lớp 1 ở mỗi trường cũng khác nhau. Đó chính là lý do vì sao trên địa bàn tỉnh, cùng có con vào lớp 1 nhưng có gia đình phải tốn đến 820 nghìn đồng, nhưng có gia đình chỉ tốn hơn 280 nghìn đồng để mua SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập cho con.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục