(HBĐT) - Toàn tỉnh có 190/222 trường mầm non (MN), đạt 85,6% đã sử dụng phần mềm về tính khẩu phần ăn và quản lý bếp ăn (các phần mềm đều được Bộ GD&ĐT khảo sát và có văn bản công nhận đủ điều kiện). Các trường còn lại thực hiện theo cách tính khẩu phần dinh dưỡng theo phương pháp truyền thống và vẫn đảm bảo đúng và phù hợp với khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi MN của Bộ Y tế. Các bữa ăn không chỉ đảm bảo về lượng mà cũng không ngừng được nâng cao về chất. Qua đó, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh đã giảm rõ rệt.


Bữa ăn trưa của trẻ trường Mầm non Đồng Tiến, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình).

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Minh Thắng, Phó trưởng Phòng Giáo dục MN (Sở GD&ĐT) cho biết: Năm học 2020 - 2021, ngành giáo dục MN đã tiếp tục quan tâm triển khai hiệu quả các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao tỷ lệ cũng như chất lượng ăn bán trú cho trẻ tại trường. Hiện nay, các nhà trường duy trì các hoạt động của tổ công đoàn và đoàn thành niên, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động tạo vườn rau sạch đưa vào bữa ăn của trẻ. Ở những nơi không có điều kiện làm vườn rau, các nhà trường phối hợp với hội phụ nữ các thôn, xóm có mô hình kinh tế trồng rau cung cấp cho nhà trường đảm bảo nguồn thực phẩm tươi – sạch – an toàn. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ với phụ huynh và cộng đồng thông qua các hình thức như: Họp phụ huynh, tuyên tuyền qua hệ thống truyền thông loa phát thanh thôn, xóm; tuyên truyền thông qua các góc tuyên truyền của trường, lớp, qua hệ thống mạng internet, nhóm zalo, Facebook… Cũng như khai thác sử dụng hiệu quả các phần mềm bán trú, điều chỉnh nâng cấp phần mềm đáp ứng với nhu cầu và thực tế khi có sự thay đổi về giá cả và khẩu phần thực đơn phù hợp với địa phương.

Năm học 2020 – 2021, tỷ lệ huy động trẻ MN trong độ tuổi ra lớp của toàn tỉnh đạt tỷ lệ 77% (tăng 1% so với năm học 2019 - 2020). Trong đó, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ra lớp đạt 100%. Số trẻ được tổ chức ăn bán trú tại trường đạt gần 100%.  Từ đầu năm học đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra vụ việc nào về mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hoặc ngộ độc thực phẩm.

Chia sẻ về vấn đề đảm bảo ATTP trong nhà trường, cô giáo Nguyễn Thị Bình, Hiệu trưởng trường Mầm non Đồng Tiến, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình): Nhà trường luôn quan tâm đảm bảo khẩu phần ăn cho học sinh đủ chất dinh dưỡng cũng như đảm bảo ATTP. Chúng tôi chú trọng việc kiểm soát chất lượng đầu vào của thực phẩm. Việc chế biến thực phẩm phải đảm bảo đúng quy định. Nhiều năm nay, nhà trường chưa để xảy ra bất kỳ vụ việc nào về mất ATTP. Khi thời tiết sang đông, trời lạnh thì việc chia cơm cũng được căn thời gian phù hợp để khi các em ăn trưa thì cơm và thức ăn còn ấm.

Không chỉ ở các vùng thuận lợi, ở các vùng khó khăn, chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh cũng ngày càng được nâng lên. Năm học 2019 - 2020, riêng Ủy ban MTTQ tỉnh đã tặng cho các nhà trường trên 100 máy lọc nước cùng với nguồn ủng hộ của phụ huynh và các ban, ngành, đoàn thể. Đến nay, 100% trường có công trình nước sạch đảm bảo cho trẻ sử dụng kể cả ở các chi lẻ. Tận dụng diện tích đất sẵn có, 192/222 trường đã xây dựng và duy trì hiệu quả mô hình vườn rau cho trẻ chăm sóc và đưa vào bữa ăn cho trẻ. Trong đó có khoảng 50% số trường cung cấp đủ rau xanh cho nhà trường, kinh phí tiết kiệm mua rau xanh một phần được đưa vào quỹ Công đoàn nhà trường. Đặc biệt, chuẩn bị cho năm học 2020 – 2021 cũng như gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, các trường MN trên địa bàn toàn tỉnh đã được sửa chữa, xây mới rất nhiều bếp ăn đạt chuẩn, góp phần đảm bảo chất lượng và VSATTP cho bữa ăn bán trú của học sinh.

Dương Liễu

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục