(HBĐT) - Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả khảo sát tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa và nhu cầu được học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường tại 4 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi và Cao Phong của tỉnh Hòa Bình thuộc Đề án Dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

 


Toàn cảnh hội thảo.

Điều tra khảo sát tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa và nhu cầu được học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh là 1 nội dung quan trọng trong Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Khung mẫu điều tra xã hội học được thực hiện trên 800 người ở 4 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi và Cao Phong. Việc điều tra khảo sát được lựa chọn trên cơ sơ đảm bảo đại diện cho các ngành nghề khác nhau như: Cán bộ, công chức cấp xã, huyện, giáo viên từ bậc học Mầm non đến THPT; HSSV, nhân dân, người lao động. Mục đích của hoạt động điều tra, khảo sát là tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa 4 Mường, nhu cầu được học tiếng nói và chữ viết Mường của Nhân dân.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận 3 nội dung: Khảo sát, điều tra xã hội học về hiểu biết chữ Mường và nhu cầu được học tiếng nói, chữ viết Mường tại 4 Mường trên từng đối tượng; điều tra về ngôn ngữ tiếng Mường tại 4 huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi; trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình và viết tài liệu giảng dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc Mường cho các đối tượng. Nội dung trao đổi thảo luận tại hội thảo là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng và thực hiện chương trình dạy và học tiếng dân tộc Mường cho các cấp học và cho các đối tượng người học trên địa bàn tỉnh.


Dương Liễu

 

Các tin khác


Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Hội thảo nhân rộng mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học tại huyện Tân Lạc

Tại Trường TH&THCS Do Nhân, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), Sở GD&ĐT tỉnh vừa tổ chức Hội thảo Nhân rộng mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục