Từ năm 2021, Bộ GD&ĐT không cho phép cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển sinh vào lớp 10 giáo dục thường xuyên (GDTX) hệ THPT. Quy định này khiến nhiều giáo viên mất việc, học sinh gặp khó.

Dừng dạy văn hóa trong trường nghề: Giáo viên mất việc, học sinh 9+ gặp khó - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Giáo viên dạy môn Toán cho học viên tại trường Cao đẳng Cơ Điện Phú Thọ.

Tạo cơ chế cho trường nghề dạy văn hóa

Những năm gần đây, nhiều học sinh tốt nghiệp THCS đã lựa chọn học song song văn hóa và kỹ năng nghề ở các trường trung cấp, cao đẳng nghề (mô hình 9+).

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT quy định, từ năm học 2021 - 2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ không được tuyển sinh vào lớp 10 giáo dục thường xuyên (GDTX) hệ THPT.

Nhiều trường nghề đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để dạy chương trình GDTX bậc THPT theo Luật Giáo dục sắp tới có nguy cơ phải đóng cửa, giáo viên sẽ mất việc.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng trường CĐ Cơ Điện Hà Nội, đơn vị này đang liên kết với trung tâm GDTX huyện Ba Vì để dạy học sinh theo mô hình 9+.

Các em vừa học văn hóa vừa học nghề. Các giáo viên dạy văn hóa là của trung tâm GDTX. Sau khi hoàn thành chương trình này, các em có quyền tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Tuy nhiên, nếu theo quy định mới của Bộ GD&ĐT, phía trung tâm GDTX vẫn cho phép giảng viên của trường dạy hợp đồng các môn văn hóa như nhưng dưới sự quản lý, kiểm soát của trường.

Hàng năm, Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn ghi nhận số lượng chỉ tiêu học sinh đăng ký hệ 9+ vào trường CĐ Cơ Điện Hà Nội để quản lý.

Ông Ngọc cho biết, năm 2020, trường tuyển 140 học sinh hệ này. Dự kiến năm 2021, trường sẽ nâng chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp THCS lên khoảng 400 em.

"Bộ GD&ĐT nên tạo cơ chế, trao quyền cho các trường nghề được dạy văn hóa cho học sinh theo mô hình 9+. Miễn sao đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và quản trị được chất lượng đầu ra theo quy định", ông Ngọc kiến nghị.

Ông Ngọc cho rằng, học sinh tốt nghiệp THCS là đối tượng phân luồng. Nếu các em xác định học các môn kỹ thuật thì nhà trường sẽ tăng cường các môn văn hóa gắn liền với nghề nghiệp như Toán, Lý. Các môn khác chỉ cần học vừa đủ để thi tốt nghiệp THPT.

Ví dụ, sinh viên học nghề hướng dẫn viên du lịch thì không cần học quá sâu về Toán mà tập trung học kỹ Văn, Sử, Địa.

Bà Phạm Thị Hường, Hiệu trưởng CĐ Nghề Công nghiệp Hà Nội cho biết, nếu các trường nghề được dạy văn hóa cho học sinh hệ 9+ không có điều kiện vào trường THPT sẽ rút ngắn được thời gian đào tạo.

Sau 3 năm, các em sẽ được cấp bằng trung cấp và có thể học tiếp lên cao đẳng. Hàm lượng kiến thức văn hóa so với định hướng nghề của học viên cũng cần tính toán phù hợp.

Theo bà Hường, với khoảng 600 học sinh đang học theo mô hình 9+, nhà trường liên kết với các trung tâm GDTX quận Tây Hồ và quận Hai Bà Trưng theo chỉ đạo của thành phố. Giáo viên của trung tâm tới dạy các môn văn hóa cho học sinh để các em không phải di chuyển xa.

Dừng dạy văn hóa trong trường nghề: Giáo viên mất việc, học sinh 9+ gặp khó - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Sau tốt nghiệp THCS, nhiều học sinh lựa chọn học trung cấp, cao đẳng nghề để rút ngắn thời gian đào tạo và sớm gia nhập thị trường lao động.

Phát sinh chi phí 

Chia sẻ với PV Dân trí, bà Trần Thị Thúy Lan, Hiệu trưởng trường CĐ Cơ Điện Phú Thọ cho hay, đơn vị đã có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng viên là giáo viên văn hóa.

Căn cứ vào nhu cầu người học  sau khi tốt nghiệp sẽ có bằng THPT và bằng nghề. Học xong hệ trung cấp 2 năm, các em tiếp tục học liên thông lên cao đẳng. Khi ra trường, các em có thể tham gia thị trường lao động.

Bà Thúy Lan cũng cho biết, từ năm 2018 đến nay, trường CĐ Cơ Điện Phú Thọ tiếp tục tuyển học sinh thuộc mô hình 9+ với khoảng 300 em/khóa. Các em chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện rất khó khăn.

Khi học tại trường, học sinh được hưởng nhiều chế độ ưu đãi cả về ăn ở, học tập khác hẳn nếu học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Mỗi em được hưởng chế độ 1.490.000 đồng/học sinh/tháng.

Thực tế từ năm 2019, nhiều tỉnh thành không cho các trường nghề dạy văn hóa cho học sinh theo mô hình 9+ nữa mà phải liên kết với các trung tâm GDTX. Các trung tâm GDTX sẽ ký hồ sơ để các Sở GD&ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT cho các em.

Khi đó, trường cao đẳng nghề sẽ phải mất một khoản để thuê cán bộ trung tâm quản lý; hoặc sẽ trực tiếp thu học phí và chỉ trả một phần cho giáo viên của trường dạy.

"Năm 2020, trường đã từ chối cho học sinh tới trung tâm GDTX huyện Thanh Ba học do cách tới 3km, đi lại bất tiện. Trường đã liên kết và mời giáo viên của trung tâm GDTX TP Việt Trì tới dạy văn hóa cho các em.

Quyết định mới đây của Bộ GD&ĐT vô hình chung sẽ làm phát sinh những khoản chi phí không cần thiết. Nếu để các trường nghề chủ động dạy văn hóa ngay tại trường sẽ tiết kiệm được chi phí", Hiệu trưởng trường CĐ Cơ Điện Phú Thọ nói.

Theo Dân Trí

Các tin khác


Chủ động, khoa học trong việc chọn sách giáo khoa cho học sinh lớp 2 và lớp 6

(HBĐT) - Chiều 12/3, chúng tôi có mặt tại trường THCS thị trấn Kỳ Sơn, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) dự tiết học văn hóa với chủ đề "Lễ hội quê em” và tiết học môi trường với chủ đề "Các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Hòa Bình”. Những nội dung trong tiết học đều sinh động, hấp dẫn, gần gũi với học sinh khiến các em rất hứng thú, tích cực tham gia phát biểu ý kiến, tiếp thu bài hiệu quả. Đây chính là nội dung dạy thử nghiệm tài liệu giáo dục địa phương chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 6 từ năm học 2021 - 2022.

Khai mạc hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THPT năm học 2020 – 2021

(HBĐT) - Ngày 15/3, tại trường THPT Công Nghiệp, Sở GD&ĐT đã tổ chức khai mạc hội thi "Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THPT năm học 2020 – 2021”. Tham dự hội thi có 50 thầy, cô giáo dự thi. Đây là những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho các thầy, cô giáo của 3 môn học Tiếng Anh, Sinh học và Tin học của 2 trường PT DTNT THCS&THPT và các trường THPT trong toàn tỉnh. Trong đó có 8 thầy, cô môn dự thi môn Tiếng Anh, 23 thầy, cô môn dự thi môn Sinh học và 19 thầy, cô môn dự thi môn Tin học.

Chú trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

(HBĐT) - Thời gian qua, các cơ sở giáo dục đã chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST), tạo sự hứng thú, hỗ trợ học tập, giúp học sinh phát triển toàn diện.

Sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên sau sáp nhập ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Nhìn lại 4 năm triển khai thực hiện việc sắp xếp tổ chức trường học trên địa bàn huyện, đồng chí Bùi Văn Danh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn cho biết: Bên cạnh những thuận lợi, việc sáp nhập trường học trên địa bàn huyện gặp một số khó khăn như: Công tác quản lý, tổ chức các hoạt động chuyên môn dạy và học cho cấp tiểu học và cấp THCS nhiều bất cập. Một số trường sáp nhập, điểm trường tiểu học và điểm trường THCS không liền kề, cách xa nhau, khó quản lý, điều hành các hoạt động chung. Cơ sở vật chất sau khi sáp nhập không còn phù hợp như: Văn phòng hội đồng trường quá nhỏ không tổ chức họp chung được, diện tích sân trường chỉ đủ cho 1 cấp học, trong khi nhiều trường trên 1.000 học sinh khó tổ chức hoạt động chung... Cấp tiểu học và cấp THCS có tính chất chuyên môn khác nhau, hiệu trưởng chỉ được đào tạo chuyên môn một cấp học THCS nên việc quản lý, chỉ đạo chuyên môn khối tiểu học không sâu sát, chủ yếu giao cho phó hiệu trưởng phụ trách khối tiểu học, dẫn đến hiệu quả công việc chưa đạt được như mong muốn. Đặc biệt, việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý dôi dư do sáp nhập trường gặp không ít khó khăn, gây tâm lý lo lắng đối với đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị trường trong đề án sáp nhập.           

3 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt tốp 500 trường hàng đầu thuộc các nền kinh tế mới nổi

Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục giữ vững vị thế đứng đầu Việt Nam trong Bảng xếp hạng đại học dành cho các nền kinh tế mới nổi của Times Higher Education.

Đồ chơi trong trường mầm non phải có tính giáo dục

(HBĐT) - Đây là nội dung tại Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) do Bộ GD&ĐT ban hành. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2021. Theo đó, một trong những yêu cầu đối với đồ chơi sử dụng trong trường mầm non đó là "có tính giáo dục”, cụ thể, đồ chơi phải:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục