Năm 2021, dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, học sinh đi học bình thường, có thời gian ôn tập. Bộ GD&ĐT nên cân nhắc tăng tính phân hóa của đề thi tốt nghiệp THPT 2021 Đại học kiến nghị tăng độ phân hóa đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021


Thực tế nhiều trường đại học vẫn căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như một điểm sàn chung về đảm bảo chất lượng để tuyển sinh.

Liên quan đến phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên đề thi THPT năm 2020 kiến thức rất cơ bản.

"Năm 2021, tình hình dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, học sinh đi học bình thường, có thời gian ôn tập. Bộ GD&ĐT nên cân nhắc tăng tính phân hóa của đề thi tốt nghiệp THPT 2021 nhằm tạo thuận lợi hơn cho các trường trong công tác tuyển sinh" - GS Tú kiến nghị.

Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội cho hay, mặc dù năm nay ĐHQG Hà Nội và một số trường đại học khác tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn giữ vai trò quan trọng giúp giảm áp lực cho thí sinh cũng như các trường. Thực tế nhiều trường vẫn căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như một điểm sàn chung về đảm bảo chất lượng để tuyển sinh.

Ghi nhận các ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Bộ GD&ĐT vẫn khuyến khích, ủng hộ các trường sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét tuyển.

Bộ cũng khuyến khích các trung tâm khảo thí độc lập hợp tác với nhau, xây dựng ngân hàng đề thi và thống nhất phương thức, chuẩn mực đề thi. Thậm chí hợp tác trong việc tổ chức chung đề, chung đợt, chung kết quả thi.

Điều này vừa đảm bảo quyền tự chủ của các trường nhưng cũng vừa mang lại hiệu quả, không gây lãng phí nguồn lực. Mục tiêu cuối cùng là tạo cơ hội và thuận lợi cho thí sinh".

Nên để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 2 lần

Dự kiến, mùa tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ có một số điểm mới như thí sinh đăng ký xét tuyển bằng 1 trong 2 hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu; sử dụng phiếu kết quả thi THPT để xác nhận nhập học; được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần…

Về quy định cho phép thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần, một số đại biểu đến từ các trường đại học cho rằng, quy định này là quá nhiều và không cần thiết, ảnh hưởng đến thời gian tuyển sinh của các trường.

Theo GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo - ĐHQG Hà Nội, chỉ nên cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 2 lần. Vì nếu tính lần đầu tiên đăng ký, thí sinh đã có 3 lần điều chỉnh nguyện vọng.

Tương tự, theo Phó Giám đốc Học viện tài chính - TS Nguyễn Đào Tùng, Bộ GD&ĐT cần cân nhắc lại quy định cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần.

"Theo kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh, càng cho thí sinh điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần thì chính gia đình các em sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Thậm chí, có thí sinh còn không nhớ lần đầu mình đã đăng ký nguyện vọng vào những trường gì và thường chỉ nhớ nguyện vọng 1, 2.

Hơn nữa, 3 lần điều chỉnh, thay đổi nguyện vọng sẽ khiến công việc của các Sở GD&ĐT nặng hơn rất nhiều", TS Tùng nêu quan điểm.

Năm 2020, tổng số thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT là hơn 900.000 em. Trong đó, có khoảng 650.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học với gần 2,5 triệu nguyện vọng.

Kết quả có hơn 467.000 thí sinh trúng tuyển, nhập học tất cả các ngành. Trong đó, có hơn 390.000 thí sinh trúng tuyển (sau khi lọc ảo) bằng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.


Theo Dân trí

Các tin khác


Đào tạo hệ 9+: Mòn mỏi chờ hướng dẫn từ Bộ GD&ĐT

Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 cho phép các cơ sở GDNN được dạy văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay, tất cả đều phải chờ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về dạy văn hóa trong các trường nghề.

Tổng kết công tác thi đua khuyến học khối thi đua số 3 năm 2020

(HBĐT) - Ngày 24/3, tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Khối thi đua số 3 (trực thuộc Hội Khuyến học tỉnh) gồm 35 Ban Khuyến học các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các đơn vị sự nghiệp và một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn TP Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khuyến học năm 2020, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.

Sôi nổi ngày hội “Thiếu nhi vui khoẻ - Tiến bước lên đoàn” tại trường TH&THCS Kim Truy

(HBĐT) - Tại trường TH&THCS Kim Truy, xã Kim Bôi (Kim Bôi), Hội đồng Đội huyện Kim Bôi vừa tổ chức ngày hội "Thiếu nhi vui khoẻ - Tiến bước lên đoàn" năm học 2020-2021 nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021). Đây là đơn vị được chọn làm điểm của Hội đồng Đội huyện.

Huyện Lạc Sơn: Đảm bảo an toàn học đường trong điều kiện bình thường mới

(HBĐT)- Ngày 1/3, cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh, tất cả học sinh từ mầm non đến THPT của huyện Lạc Sơn đã đi học trở lại sau thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.

Thiếu minh bạch và nhất quán trong triển khai sách giáo khoa mới

Có tới bốn bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 bị phát hiện hàng loạt "sạn" cần được chỉnh sửa nhưng đến thời điểm này, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo), đơn vị tổ chức thẩm định lại không công bố công khai giải pháp khắc phục. Trong khi đó, SGK lớp 2 do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục biên soạn lại "biến mất" hai bộ so với lớp 1, khiến cho nhiều giáo viên, phụ huynh bức xúc bởi sự thiếu nhất quán của đơn vị này.

Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, tập huấn giáo viên

Việc xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới giáo dục. Vì vậy, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) tích cực triển khai công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục