(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021, toàn huyện Tân Lạc có 50 trường và 2 cơ sở giáo dục mầm non (trong đó có 1 trường mầm non tư thục), 16 trung tâm học tập cộng đồng với gần 20.000 học sinh. Là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống nên những năm qua, công tác giáo dục dân tộc luôn được huyện quan tâm, chăm lo.


Trường PT DTNT THCS&THPT Tân Lạc được đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc.


Đồng chí Bùi Văn Hải, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: Phòng GD&ĐT đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu UBND huyện trong việc bố trí, sắp xếp đủ, hợp lý cán bộ quản lý, giáo viên cho các trường trước khi bước vào năm học mới. Đồng thời tiếp tục tham mưu UBND huyện tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị các công trình phụ trợ cho trường có học sinh bán trú. Tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh là người DTTS; thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng. Kết quả giáo dục những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các đơn vị, trường học làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền đến Nhân dân và tổ chức thực hiện tốt công tác tuyển sinh, tìm mọi giải pháp để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường. Trong năm học xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để duy trì sĩ số   học sinh, nhất là đối với học sinh người DTTS.

Vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh người DTTS cũng được quan tâm. Các nhà trường tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp tình hình thực tế các nhà trường và năng lực của học sinh DTTS. Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù gắn với yêu cầu giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường có học sinh bán trú tăng cường việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, hội thảo, hội thi do cấp trên tổ chức. Xây dựng kế hoạch, tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý. Một số trường như TH&THCS Ngổ Luông, TH&THCS Trung Hòa đã tổ chức, quản lý tốt học sinh bán trú trong nhà trường.

Quy mô trường, lớp ngày càng được sắp xếp hợp lý, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục được đầu tư, bổ sung, nâng cấp, xây dựng mới từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Đặc biệt, các trường thuộc xã vùng khó khăn được đầu tư xây dựng kiên cố, giảm dần phòng học tạm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các cấp học, ngành học ổn định, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong các nhà trường mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục gắn với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhận được sự ủng hộ, đồng thuận trong xã hội, nhờ đó cơ sở vật chất tại các trường có học sinh DTTS chiếm tỷ lệ cao được tăng cường.

Huyện quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo dục dân tộc. 100% nhà trường thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với trẻ em, học sinh DTTS, cán bộ quản lý, giáo viên vùng đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành. Trung bình mỗi năm, toàn huyện có gần 15 nghìn lượt học sinh được hưởng chính sách theo quy định; thanh toán hơn 11 tỷ đồng và khoảng trên 230 tấn gạo cấp cho học sinh bán trú. Chế độ, chính sách đối với giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn cũng được quan tâm, thực hiện đầy đủ. 

Đồng chí Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc cho biết thêm: Phòng GD&ĐT đã chủ động ban hành các kế hoạch, trong đó có các chỉ số cụ thể hóa mục tiêu phát triển giáo dục đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển bền vững theo từng giai đoạn của địa phương. Tham mưu UBND huyện ưu tiên lồng ghép, bố trí nguồn lực tài chính để thực hiện, duy trì bền vững kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục đối với đồng bào DTTS. Nhờ vậy, hàng năm duy trì 100% trẻ 6 tuổi đi học lớp 1, tỷ lệ trẻ em DTTS lưu ban ở các lớp học bậc tiểu học dưới 1%. Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học ổn định đạt tỷ lệ cao. Trong những năm gần đây, các hoạt động giáo dục tiểu học đã chú trọng đến công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, chất lượng ngày càng được nâng cao.

Dương Liễu

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục