Hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp: Nguyện vọng chính đáng của người lao động
Thứ ba, 10/8/2021 | 8:59:34 Sáng
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 215 trường mầm non và 2 cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) chưa đủ điều kiện thành lập trường; 49 cơ sở mầm non tư thục. Trong đó, có 39 cơ sở GDMN dành cho con em công nhân, người lao động làm việc tại KCN.
Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh phối hợp doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động bổ ích cho con em công nhân làm việc tại khu công nghiệp Lương Sơn.
Cụ thể: Huyện Lương Sơn có 7 cơ sở, huyện Lạc Thủy có 1 cơ sở, TP Hòa Bình có 30 cơ sở GDMN cho con em công nhân, người lao động tại KCN. Ngoài ra, tại huyện Kim Bôi không có KCN nhưng có trẻ đi học tại cơ sở mầm non tư thục có bố mẹ là công nhân tại các KCN.
Theo Nghị định số 105/NĐ-CP, ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển GDMN, tại khoản 1, Điều 8 quy định: Trẻ em đang học tại các cơ sở GDMN thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các KCN được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định. Trẻ em thuộc đối tượng quy định nêu trên được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. Mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh xây dựng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định.
Theo rà soát của ngành giáo dục, số trẻ em thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị định số 105 là 398 em, trong đó, huyện Kim Bôi 7 trẻ, Lương Sơn 236 trẻ, TP Hòa Bình 155 trẻ. Trên địa bàn tỉnh có 12 cơ sở GDMN được cấp phét hoạt động có từ 30% trở lên trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại KCN, trong đó có 51 giáo viên thuộc 12 cơ sở GDMN trực tiếp chăm sóc, giáo dục tại nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại KCN. Dự báo số trẻ trong năm học tới tăng bình quân mỗi năm 15%, số giáo viên được tính theo bình quân số trẻ là 8 trẻ/giáo viên.
Trao đổi về chính sách hỗ trợ trẻ mầm non trong các KCN, đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Nghị định số 105 của Chính phủ quy định chính sách phát triển GDMN có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để triển khai việc hỗ trợ trẻ, cô giáo và các cơ sở GDMN tại các KCN. Việc hỗ trợ này là quyền lợi chính đáng của các em, cũng như góp phần giúp các cơ sở GDMN trong các KCN có thể đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ công tác giảng dạy, chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện cho công nhân yên tâm lao động sản xuất. Ngành GĐ&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh nghị quyết về việc hỗ trợ trẻ mầm non theo Nghị định số 105 từ năm học mới.
Là công nhân làm việc tại KCN Lương Sơn đã lâu, gia đình chị Nguyễn Thị Lan ở trọ tại xã Hòa Sơn (Lương Sơn). Do công việc làm theo ca, nhiều thời điểm, cả chị và chồng làm trùng ca nên việc chăm sóc con gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, chị Lan lựa chọn đưa con đến điểm trông trẻ gần nhà trọ. Về chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, chị Lan bày tỏ: Với đồng lương công nhân ít ỏi, lại phải trả tiền thuê nhà hàng tháng, trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, được hỗ trợ thêm đồng nào cho con đi học là quý đồng ấy.
Đồng chí Bùi Đức Thuận, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: Hiện nay, rất nhiều công nhân làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh mong muốn có nhà ở cho công nhân, trường học cho con em để yên tâm công tác. Nhiều công nhân hiện vẫn phải gửi con cho các nhóm trẻ tư thục. Ngoài ra, nhiều công ty cũng tự tổ chức các lớp trông trẻ cho con em công nhân, đây là đối tượng chưa được hỗ trợ theo Nghị định số 105, vì vậy, từ thực tế, chúng tôi mong nhóm đối tượng này cũng có cơ hội để được hỗ trợ.
(HBĐT) - Trong xã hội học tập (XHHT), tinh thần hiếu học là giá trị cốt lõi giúp kết nối con người với con người, lan tỏa những điều tốt đẹp và tạo ra sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững. Nhìn lại hành trình xây dựng XHHT gần 25 năm qua có thể thấy sự chung tay hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của các tầng lớp Nhân dân. Tất cả cùng thắp sáng tinh thần hiếu học trong mỗi gia đình, cũng lan tỏa tinh thần học tập suốt đời của XHHT.
(HBĐT) - Ngày 5/8, tại xã Văn Sơn (Lạc Sơn), UBND huyện Lạc Sơn tổ chức lớp truyền dạy Mo Mường năm 2021 cho 40 học viên là những người yêu thích Mo Mường nói riêng, văn hóa Mường nói chung. Đây là lần đầu tiên huyện tổ chức lớp truyền dạy Mo Mường. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng và nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Minh trực tiếp giảng dạy.
Bài 1 - Từ thành quả xóa mù chữ đến quyết tâm xây dựng xã hội học tập
(HBĐT) - Từ một tỉnh miền núi phải đối mặt với vô vàn gian khó khi bắt đầu thực hiện hành trình, Hòa Bình đã có những bước đi đầy quyết tâm để đặt nền móng xây dựng xã hội học tập (XHHT) - một xã hội mà trong đó, mọi người dân có nhu cầu học tập đều được đáp ứng và đều có nghĩa vụ học tập, nơi "ai cũng được học hành” như ham muốn tột bậc của Bác Hồ khi xưa.
Toàn bộ 37 thành viên các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021 đều đoạt giải, gồm 35 huy chương và hai bằng khen. Những kết quả đạt được đã khép lại một năm dự thi Olympic quốc tế và khu vực dù gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì thành tích ấn tượng.
(HBĐT) - "Tính đến thời điểm ngày 31/7/2021, không có thí sinh trên địa bàn tỉnh đăng ký dự thi, do đó, Sở GD&ĐT Hòa Bình không tổ chức thi đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021".
Tối 2/8, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được thông tin chính thức từ Nhật Bản về kết quả dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2021 của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Theo đó, cả 4 thí sinh dự thi đều đoạt giải, gồm: 3 Huy chương vàng và 1 Huy chương bạc.