Trước những khó khăn trong việc dạy online, dạy qua truyền hình khi dịch COVID-19 phức tạp, ngày 13/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn cụ thể với bậc tiểu học về việc tinh giản về yêu cầu kiến thức, kỹ năng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn số 3969/BGDĐT-GDTH gửi Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19.
Lớp 1, lớp 2: Tích hợp kiến thức dạy theo chủ đề
Với lớp 1, lớp 2, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt. Cơ sở giáo dục ưu tiên tổ chức dạy học các nội dung hình thành kiến thức mới, các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhà trường không kiểm tra, đánh giá học sinh lớp 1, 2 khi học online hoặc qua truyền hình. Ảnh: LV
Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhà trường việc sắp xếp các chủ đề học tập cần thực hiện phù hợp với hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hoặc có thể hướng dẫn cho học sinh tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh. Thời gian thực hiện chương trình phải bố trí đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với từng hình thức dạy học và không gây áp lực đối với học sinh; đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ sở giáo dục căn cứ vào "Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học đối với lớp 1, lớp 2” của Bộ GD&ĐT (có hướng dẫn chi tiết) để xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch các môn học phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả. Hướng dẫn này, ngoài nêu rõ những nội dung giáo viên cần tập trung dạy học, nội dung tích hợp, còn yêu cầu tinh giản những bài tập khó cũng như bài tập yêu cầu kỹ năng tổng hợp.
Ở môn Tiếng Việt 1, giáo viên được phép căn cứ vào trình độ học sinh để chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học sao cho đảm bảo học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt của môn học một cách chắn chắn và không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2.
Ở một số môn học khác, trong một vài chủ đề học tập, giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh để hướng dẫn các em thực hành yêu cầu cần đạt. Thầy cô cũng được linh hoạt thay đổi kế hoạch dạy học môn học để tổ chức dạy học một số chủ đề tại nhà trường.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tiểu học không tổ chức kiểm tra, đánh giá các nội dung, yêu cầu đã được tinh giản; các bài không dạy hoặc đã chuyển thành đọc thêm, tự học.
Lớp 3,4,5: Tinh giản mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
Bộ GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Thực hiện tinh giản nội dung để tập trung giúp học sinh hoàn thành các nội dung cốt lõi theo hướng: tinh giản mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với từng môn học; tinh giản nội dung có trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp; tinh giản những nội dung trùng lặp trong môn học và giữa các môn học; tích hợp một số nội dung trong môn học và giữa các môn học thành các chủ đề học tập để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo quy định của chương trình.
Bộ GD&ĐT cũng ban hành "Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5” và yêu cầu các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch các môn học phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả.
Trong hướng dẫn, nhiều nội dung bài học đã được giảm yêu cầu cần đạt, giảm bài tập, ghép thành chủ đề, cho phép giáo viên lựa chọn một trong số các nội dung tương đương để dạy học, hoặc yêu cầu học sinh tự học ở nhà…
Cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021-2022 đảm bảo khoa học, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Khi tình hình hình dịch bệnh được kiểm soát cần tập trung thời gian dạy học trực tiếp để tổ chức ôn tập, bổ sung các nội dung kiến thức cần thiết cho học sinh trước khi thực hiện dạy học nội dung mới và kiểm tra đánh giá theo quy định.
Theo Báo Tin tức
(HBĐT) - Trong khi học sinh các huyện, thành phố phấn khởi đến trường, chính thức bước vào năm học mới thì học sinh trên địa bàn huyện Lương Sơn phải ở nhà, áp dụng các hướng dẫn của thầy, cô để "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Đây là khởi đầu đặc biệt cho một năm học rất đặc biệt, bởi dự báo dịch Covid-19 sẽ dồn lên năm học 2021 - 2022 những áp lực rất khó lường nên tinh thần "vừa học vừa phòng, chống dịch” sẽ là tinh thần xuyên suốt năm học.
(HBĐT) - Sở GD&ĐT vừa ban hành Công văn số 2306/SGD&ĐT-CTTT, ngày 8/9/2021 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2021 - 2022. Đây là nội dung quan trọng cần tăng cường để góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học mới của ngành GD&ĐT tỉnh, bám sát Chỉ thị số 800 của Bộ trưởng Bộ GD&DT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GD&ĐT.
(HBĐT) - Những năm qua, mô hình sân chơi từ rác thải tái chế đã được nhân rộng tại địa bàn dân cư. Tuy nhiên, đưa mô hình này vào trường học là ý tưởng khá mới mẻ. Mới đây, mô hình được hiện thực hóa bởi các thầy, cô giáo là đoàn viên chi đoàn trường tiểu học Sông Đà (TP Hòa Bình).
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam, đại diện các đài truyền hình, kênh truyền hình Trung ương… bàn giải pháp đẩy mạnh dạy học trực tuyến, trên truyền hình và các phương thức giáo dục khác trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
(HBĐT) - Tại Trung tâm Học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã Thu Phong (Cao Phong), khu vực đọc sách đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân. Khuôn viên thoáng mát, ghế ngồi sạch sẽ. Khi đến đây, người dân được tiếp cận với tủ sách phong phú có hàng nghìn quyển sách thuộc nhiều lĩnh vực, được cán bộ trung tâm tận tình hướng dẫn, giới thiệu những quyển sách phù hợp nhất. Điều này khiến bất cứ ai đến với trung tâm cũng cảm thấy hài lòng.
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2021 - 2022, sáng 7/9, tại Thành phố Yên Bái, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông (THPT) tỉnh Yên Bái. Cùng đi có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn và lãnh đạo một số bộ, ngành.