Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường phải quán triệt đến toàn thể giáo viên tham gia dạy trực tuyến, đặc biệt là đối với cấp tiểu học phải phối hợp cùng phụ huynh trao đổi thông tin, quan tâm hỗ trợ kịp thời việc học tập của học sinh tại nhà.
Học sinh Trường Tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) học trực tuyến trong những ngày chưa thể tới trường vì dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Ngày 14/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành văn bản số 3252/SGDĐT-CTTT gửi các đơn vị trực thuộc; Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, yêu cầu thực hiện một số giải pháp nhằm bảo đảm công tác an ninh trật tự, an toàn trường học, an toàn cho học sinh và cán bộ giáo viên, chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; đề phòng và có giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình học trực tuyến tại gia đình.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị rà soát hệ thống cây xanh trong khuôn viên, nếu phát hiện những cây lâu năm có nguy cơ gãy, đổ thì phải báo cáo để được xử lý kịp thời. Trong trường hợp các đơn vị chưa thực hiện ngay được thì phải có phương án cảnh báo nguy hiểm và liên hệ ngay với cơ quan chuyên môn để được xử lý trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các đơn vị cần kiểm tra cơ sở vật chất của các nhà trường để kịp thời phát hiện nguy cơ mất an toàn, có biện pháp khắc phục, không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường học.
Đối với hoạt động dạy và học trực tuyến, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường phải quán triệt đến toàn thể giáo viên tham gia dạy trực tuyến, đặc biệt là đối với cấp tiểu học phải phối hợp cùng phụ huynh trao đổi thông tin, quan tâm hỗ trợ kịp thời việc học tập của học sinh tại nhà. Đồng thời tăng cường cảnh báo cho các bậc cha mẹ học sinh về việc phải giám sát, kiểm tra độ an toàn của các trang thiết bị khi cho các con dùng và hướng dẫn các con tuân thủ những tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật của các thiết bị phục vụ học trực tuyến.
Các trường cần tiếp tục đầu tư xây dựng kho học liệu điện tử dùng chung đảm bảo đúng yêu cầu về chuyên môn đề ra. Đối với một số môn, bài, nếu giáo viên và học sinh cần tư liệu bổ sung để phục vụ giảng dạy, học tập, khi khai thác trên môi trường mạng internet, các trường cần quán triệt đến cán bộ, giáo viên và học sinh nâng cao ý thức cảnh giác trước những nguy cơ phát tán của những thông tin xấu, độc hoặc vô tình tuyên truyền quảng cáo giới thiệu các hàng hóa, sản phẩm dịch vụ không phù hợp với quy định của pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục và lối sống văn minh, tiến bộ.
Các trường phải có quy định về kiểm soát, phê duyệt tư liệu tranh, ảnh, hình nền, clip... của giáo viên, học sinh tự khai thác sử dụng làm tư liệu phục vụ dạy và học trực tuyến nhằm tránh những sai sót về mặt chuyên môn cũng như đảm bảo đúng các quy định của pháp luật…
Theo TTXVN
Niềm vui của trẻ em trong độ tuổi đến trường là hàng ngày được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, được học tập và vui chơi thoải mái.
(HBĐT) - Với hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank Hòa Bình luôn giữ vững vị thế là định chế tài chính hàng đầu phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Trong khi học sinh các huyện, thành phố phấn khởi đến trường, chính thức bước vào năm học mới thì học sinh trên địa bàn huyện Lương Sơn phải ở nhà, áp dụng các hướng dẫn của thầy, cô để "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Đây là khởi đầu đặc biệt cho một năm học rất đặc biệt, bởi dự báo dịch Covid-19 sẽ dồn lên năm học 2021 - 2022 những áp lực rất khó lường nên tinh thần "vừa học vừa phòng, chống dịch” sẽ là tinh thần xuyên suốt năm học.
(HBĐT) - Sở GD&ĐT vừa ban hành Công văn số 2306/SGD&ĐT-CTTT, ngày 8/9/2021 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2021 - 2022. Đây là nội dung quan trọng cần tăng cường để góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học mới của ngành GD&ĐT tỉnh, bám sát Chỉ thị số 800 của Bộ trưởng Bộ GD&DT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GD&ĐT.
(HBĐT) - Những năm qua, mô hình sân chơi từ rác thải tái chế đã được nhân rộng tại địa bàn dân cư. Tuy nhiên, đưa mô hình này vào trường học là ý tưởng khá mới mẻ. Mới đây, mô hình được hiện thực hóa bởi các thầy, cô giáo là đoàn viên chi đoàn trường tiểu học Sông Đà (TP Hòa Bình).
Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam, đại diện các đài truyền hình, kênh truyền hình Trung ương… bàn giải pháp đẩy mạnh dạy học trực tuyến, trên truyền hình và các phương thức giáo dục khác trong tình hình dịch bệnh hiện nay.