Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư ban hành quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội.


Thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. (Ảnh minh họa: THỦY NGUYÊN)

Trong đó, một số điểm mới trong dự thảo quy chế tuyển sinh thu hút sự chú ý quan tâm của dư luận xã hội, đòi hỏi mỗi thí sinh, trường THPT, cơ sở đào tạo… cần chủ động thích ứng tốt với những điểm mới để tuyển sinh đạt hiệu quả.

Theo dự thảo quy chế, những điểm mới nhằm tăng quyền lợi, bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả hơn trong tuyển sinh năm 2022. Trong đó, việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển của các cơ sở đào tạo phải có căn cứ hợp lý, không gây mất công bằng cho các thí sinh; việc bổ sung phương thức, tổ hợp xét tuyển mới phải có căn cứ và lộ trình hợp lý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch chung cho công tác xét tuyển đợt một để các cơ sở đào tạo phối hợp triển khai các quy trình đăng ký xét tuyển trên Cổng Thông tin tuyển sinh của Bộ và Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cơ sở đào tạo thực hiện quy trình xét tuyển cho những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển, nhưng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung.

Thời gian đăng ký xét tuyển bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn lịch trình xét tuyển và hỗ trợ việc xử lý nguyện vọng trên hệ thống, giúp các cơ sở đào tạo hạn chế lượng thí sinh ảo và thực hiện đúng chỉ tiêu tuyển sinh. Thí sinh xác nhận nhập học phải được thực hiện bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống.

Có thể nói, công tác tuyển sinh hằng năm luôn thu hút sự chú ý quan tâm của hàng triệu thí sinh, phụ huynh và dư luận xã hội bởi mỗi điểm mới khi được ban hành sẽ tác động không nhỏ đến thí sinh. Vì vậy, để những điểm mới trong công tác tuyển sinh được ban hành và triển khai hiệu quả, mỗi cơ sở đào tạo thực hiện tất cả biện pháp cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho mọi thí sinh.

Nguyên tắc của tuyển sinh cần bảo đảm không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan trình độ, năng lực; hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém. Thí sinh cần được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những ngành, chương trình đủ điều kiện trúng tuyển. Các cơ sở đào tạo bảo đảm quy trình xét tuyển chính xác, công bằng, khách quan; thực hiện các cam kết theo đề án tuyển sinh đã công bố.

Đối với mỗi thí sinh, cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện. Thí sinh cũng cần cung cấp đầy đủ và bảo đảm

tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển. Riêng các trường THPT cần tổ chức rà soát, kiểm tra và bổ sung, cập nhật thông tin cá nhân, dữ liệu kết quả học tập THPT của thí sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành; hỗ trợ việc đăng ký nguyện vọng cho những thí sinh không có điều kiện đăng ký trực tuyến. Bên cạnh đó, trường THPT cũng cần hỗ trợ các cơ sở đào tạo có tuyển sinh theo kế hoạch riêng trong việc xác nhận kết quả học tập.

Các sở giáo dục và đào tạo tổ chức rà soát và hướng dẫn học sinh lớp 12 hoàn thiện các thông tin, dữ liệu cá nhân trong cơ sở dữ liệu ngành; tổ chức rà soát, xác định khu vực ưu tiên cho các trường THPT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành kế hoạch chung và các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo.

Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần sớm giao đơn vị quản lý cơ sở dữ liệu xét tuyển chung toàn quốc, kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu ngành; xây dựng, duy trì và vận hành cổng thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục