Ngày 30/12, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học.

Nghị định này quy định về tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học; nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học; hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học.

Nguyên tắc quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

Về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học, Nghị định quy định cơ sở giáo dục đại học ban hành, tổ chức thực hiện quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ theo nguyên tắc:

Hoạt động khoa học và công nghệ cùng hoạt động đào tạo là nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước; xác định rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của các đơn vị, giảng viên và người học trong cơ sở giáo dục đại học đối với hoạt động khoa học và công nghệ; kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc và trực thuộc, giảng viên, người học trong cơ sở giáo dục đại học là căn cứ để xem xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, xếp loại thi đua, giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan.

Cơ sở giáo dục đại học có bộ phận quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ cấu tổ chức theo quy định. Cơ sở giáo dục đại học quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

Bộ phận quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học có các giảng viên kiêm nhiệm, cán bộ chuyên trách và các chuyên gia kiêm nhiệm công tác chuyên môn từ các đơn vị trực thuộc để tư vấn thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của đơn vị.

Cơ sở giáo dục đại học được thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Nghị định quy định, cơ sở giáo dục đại học được thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học. Doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học đủ điều kiện theo quy định được đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Cơ sở giáo dục đại học công lập được góp vốn bằng tài sản trí tuệ là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nguồn gốc ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý sử dụng để liên doanh, liên kết nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan khác.

Cơ sở giáo dục đại học công lập được giao quyền sử dụng theo hình thức ghi tăng tài sản, cơ sở giáo dục đại học tư thục được giao quyền sở hữu tài sản; phải hoàn trả giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hình thành từ nhiệm vụ có nguồn gốc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thương mại hóa và đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nghị định nêu rõ các quy định trên không áp dụng đối với trường hợp kết quả khoa học và công nghệ thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Kỳ thi đánh giá tư duy 2023 có những điểm gì mới?

Ngày 27/12, đại diện nhiều trường đại học, trường THPT tại phía Bắc đã tham dự hội thảo về "Kỳ thi đánh giá tư duy thực hiện từ năm 2023" tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh tiểu học

(HBĐT) - Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc triển khai giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2022 - 2023, Sở GD&ĐT vừa chỉ đạo tổ chức điểm hoạt động giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2022 - 2023 tại huyện Cao Phong. Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện Cao Phong đã phối hợp Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện tổ chức các hoạt động giao lưu thiết thực từ ngày 23 - 24/12.

Phát huy truyền thống, tiếp thêm sức mạnh xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bùi Đức Hinh
 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

Thay đổi từ nhận thức đến hành động để nâng cao hiệu quả khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Hội Khuyến học (HKH) tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 23/12/1997. 25 năm xây dựng và trưởng thành, Hội không ngừng lớn mạnh, trở thành một tổ chức có quy mô rộng khắp, hoạt động hiệu quả với nhiều thành tựu đáng tự hào. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hội (1997 - 2022), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Chủ tịch HKH tỉnh.

Hội Khuyến học huyện Lạc Sơn: 25 năm hành trình khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Đến nay, huyện Lạc Sơn có 24 Hội Khuyến học (HKH) xã, thị trấn; 252 chi HKH ở thôn xóm, khu dân cư; 1.082 ban khuyến học các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, dòng họ. Cùng với sự phát triển của tổ chức Hội, công tác khuyến học, khuyến tài (KH-KT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) trên địa bàn huyện ngày càng lớn mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục