Ngày 27/12, đại diện nhiều trường đại học, trường THPT tại phía Bắc đã tham dự hội thảo về "Kỳ thi đánh giá tư duy thực hiện từ năm 2023" tại Đại học Bách khoa Hà Nội.


PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thành Duy. 

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa cho hay, kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 sẽ có những điều chỉnh hướng tới nhiều lợi ích của thí sinh.

Bài thi đánh giá năng lực năm 2023 sẽ xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học (gồm: Toán + đọc hiểu + khoa học tự nhiên + tiếng Anh) thành nội dung đánh giá tư duy (gồm: Tư duy toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề) để phù hợp với chương trình giáo dục THPT mới.

Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023 dự kiến sẽ tổ chức 3 đợt: Đợt 1 tổ chức vào tháng 5/2023 tại Hà Nội, đợt 2 vào tháng 6/2023 tại Hà Nội và đợt 3 tổ chức vào tháng 7/2023 tại một số địa điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Tháng 8/2022, Đại học Bách khoa Hà Nội cung cấp dữ liệu về điểm bài thi để phục vụ xét tuyển đại học.
Cấu trúc và nội dung bài thi được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn, từ 270 phút xuống còn 150 phút.

Trong những điểm mới này đáng chú ý, từ năm 2023, hình thức thi đánh giá tư duy chuyển hoàn toàn sang thi trắc nghiệm trên máy tính, trong thời gian 1 buổi thay vì làm trên giấy như trước đây.  

Nội dung thi gồm 3 phần: Tư duy Toán học, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 60 phút, đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh thông qua chương trình Toán học lớp 11, 12 tại Trường THPT và một phạm vi nhỏ kiến thức số học.

Nội dung phần thi gồm kiến thức về: số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác suất. Phần thi tư duy đọc hiểu diễn ra theo hình thức trắc nghiệm, với thời gian 30 phút, nhằm đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng. Các câu hỏi yêu cầu học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại: văn bản khoa học, văn bản văn học, văn bản báo chí… nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.

Phần thi tư duy khoa học, giải quyết vấn đề gồm các câu hỏi trắc nghiệm, với thời gian 60 phút, nhằm đo lường cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và các kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết trong lĩnh vực khoa học.

Kỳ thi đánh giá tư duy từ năm 2023 mở rộng các ngành tuyển sinh đại học gồm khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược. Sau khi thi xong, thí sinh sẽ được Đại học Bách khoa Hà Nội cấp giấy chứng nhận về kết quả thi. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp. Các cơ sở giáo dục đại học sẽ quyết định cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi (xét tuyển trực tiếp, kết hợp, điều kiện…).

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ cung cấp dữ liệu kết quả thi cho các cơ sở giáo dục đại học để phục vụ cho công tác xét tuyển.  

PGS. TS Nguyễn Phong Điền cho biết, tháng 1/2023, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ công bố những bộ ví dụ minh họa, tháng 2 triển khai để học sinh có thể thi thử nghiệm bộ câu hỏi. Tháng 3/2023 sẽ công bố đề thi mẫu, thí sinh có thể đăng ký thi thử vào tháng 3, tháng 4 thí sinh có thể thi thử online miễn phí.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hội Khuyến học huyện Lạc Sơn: 25 năm hành trình khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Đến nay, huyện Lạc Sơn có 24 Hội Khuyến học (HKH) xã, thị trấn; 252 chi HKH ở thôn xóm, khu dân cư; 1.082 ban khuyến học các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, dòng họ. Cùng với sự phát triển của tổ chức Hội, công tác khuyến học, khuyến tài (KH-KT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) trên địa bàn huyện ngày càng lớn mạnh.

Thành phố Hòa Bình: Khởi sắc công tác khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - TP Hòa Bình hiện có 19 Hội khuyến học (HKH) xã, phường với 214 chi HKH xóm, tổ dân phố và 9 ban khuyến học trực thuộc, tổng số gần 34.000 hội viên. Những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài (KH-KT), phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị… được cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân quan tâm, đạt nhiều kết quả nổi bật. Từ đó góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đưa sự nghiệp GD&ĐT của địa phương ngày càng khởi sắc.

Đồng hành, nâng bước em đến trường

(HBĐT) - "Những năm qua, Ban Khuyến học Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu cho Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài (KH-KT), xây dựng cơ quan, đơn vị học tập trong LLVT tỉnh” - Đại tá Triệu Kim Thắng, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Trưởng Ban Khuyến học Bộ CHQS tỉnh cho biết.

Xóa bỏ tư duy văn mẫu

Những năm tháng học phổ thông, môn văn để lại cho tôi thật nhiều cảm xúc. Chính thầy, cô giáo là người truyền cảm hứng, giúp tôi yêu thích, hào hứng với mỗi tiết học. Thay vì bằng lòng với các đoạn trích trong sách giáo khoa, chúng tôi được khuyến khích tìm đọc toàn bộ tác phẩm. Học sinh nhà nghèo, không mua được sách thì thầy, cô cho mượn.

Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022.

Nhận diện và phòng chống thuốc lá điện tử trong trường học

Trào lưu thuốc lá điện tử đang "xâm nhập” vào trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh. Điển hình như mới đây, sự việc 8 học sinh lớp 3 của một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đã phải nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử. Để có thêm những cảnh báo và cách phòng chống vấn nạn này trong học đường, ngày 19/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong tổ chức buổi Tọa đàm "Thuốc lá điện tử trong trường học: Nhận diện và phòng chống”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục