(HBĐT) - Ngày 30/8, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thảo huy động nguồn lực phát triển giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đại diện các nhà quản lý, cán bộ các quỹ, các tổ chức phi chính phủ...
Theo báo cáo, những năm qua, với sự hỗ trợ của các tổ chức, dự án và sự nỗ lực của ngành, sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Hoà Bình phát triển khá mạnh. Toàn tỉnh hiện có 287 trường phổ thông, 222 trường mầm non với 18.544 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 90%; 305/516 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 59,11%; 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Cùng với sự phát triển về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chất lượng giáo dục ngày càng ổn định, thực chất. Trong nhiều năm qua, số học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng cao. Kết quả thi tốt nghiệp THPT hằng năm chuyển biến tích cực.
Những kết quả trên, bên cạnh nỗ lực của tỉnh phải kể đến sự tham gia tích cực của các tổ chức, các quỹ, dự án phi chính phủ đã và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ngành GD&ĐT tỉnh còn gặp không ít khó khăn: chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền chưa đồng đều; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thừa, thiếu cục bộ giữa các địa phương.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tìm hiểu sâu hơn về các tổ chức, quỹ, dự án để tạo cơ chế phối hợp tốt nhất và nắm bắt thêm kết quả hỗ trợ của các dự án đối với sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhằm chia sẻ, lan toả tích cực đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, từ kinh nghiệm các hoạt động đã triển khai trên phạm vi cả nước, các đại biểu khách đã có những kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan quản lý các cấp quan tâm hơn đến các vấn đề về đội ngũ, cơ sở vật chất, công tác quản lý, chính sách, sự phối hợp... nhằm tạo điều kiện để cấp học giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học tỉnh phát triển bền vững, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
H.T
Năm học mới đang đến gần, nhưng nhiều cơ sở giáo dục khu vực trung tâm ở các tỉnh, thành phố gặp không ít khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp lớp học, nhất là học sinh đầu cấp. Giải pháp của các địa phương, cơ sở giáo dục là tăng cường đầu tư xây mới và sửa chữa trường, lớp học tạo điều kiện học tập thuận lợi cho học sinh.
(HBĐT) - Tối 26/8, trường THPT Công Nghiệp (TP Hoà Bình) đã tổ chức chương trình chào đón học sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024.
(HBĐT) - Bắt đầu từ năm 1965, tổ chức UNESCO chọn ngày 8/9 hàng năm là Ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ. Đúng như tên gọi, sự ra đời của Ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ có ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết đối với sự phát triển của con người, nhằm kêu gọi toàn thế giới tích cực đẩy mạnh công cuộc xoá nạn mù chữ để mỗi cá nhân được sống và phát triển tốt nhất trong cộng đồng xã hội. UNESCO khẳng định, xoá nạn mù chữ đồng nghĩa với xóa bỏ đói nghèo, là nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội to lớn, đặt nền tảng quan trọng để mỗi quốc gia tiến tới một tương lai bền vững.
(HBĐT) - Trường mầm non Hoa Phượng, thị trấn Bo (Kim Bôi) có tổng diện tích trên 3.500 m2. Trường được xây dựng khang trang, xanh - sạch - đẹp, an toàn, có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhà trường hiện có 288 học sinh, trong đó, khối mẫu giáo 239 trẻ, khối nhà trẻ 49 trẻ. Trường được công nhận đạt chuẩn chất lượng cấp độ 2, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Thời gian qua, nhà trường được biết đến với mô hình "Nâng cao chất lượng phát triển thẩm mỹ thông qua dạy năng khiếu cho trẻ mẫu giáo”.
(HBĐT) - Ngày 25/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đã kiểm tra cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học mới 2023 - 2024 tại huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Sáng 24/8, tại trường mầm non Hoa Dạ Hợp (TP Hoà Bình), Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo tìm giải pháp phát triển giáo dục mầm non (GDMN) ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Tham dự có các chủ đầu tư, đại diện các trường học, cơ sở GDMN ngoài công lập, phòng GD&ĐT các huyện, thành phố.