Sau 2 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THCS, nhiều ý kiến cho rằng việc dạy và học các môn tích hợp khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý còn nhiều khó khăn, chưa phù hợp với điều kiện của giáo dục VN, cần điều chỉnh.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng cách đây hơn nửa thế kỷ, giáo dục VN đã triển khai dạy học tích hợp khoa học và sử - địa ở trường trung học thành công, nhờ sớm đào tạo giáo viên (GV) tích hợp.
Nhìn lại chương trình giáo dục trung học tổng hợp
Sau năm 1964, để cải tổ chương trình trung học ở miền Nam, một loại hình trường học mới ra đời, đó là trường trung học kiểu mẫu, như Trung học kiểu mẫu Thủ Đức - thuộc Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn; Trung học kiểu mẫu Huế - thuộc Trường ĐH Sư phạm Huế (thành lập năm 1964) và Trung học kiểu mẫu Cần Thơ - thuộc Trường ĐH Sư phạm Cần Thơ (năm 1968). Các trường này có 3 nhiệm vụ: nghiên cứu và thực nghiệm chương trình trung học tổng hợp; là nơi quan sát và thực hành cho sinh viên sư phạm; xây dựng trường học toàn diện, hình mẫu của học đường trung học tương lai.
Một buổi học tích hợp môn khoa học tự nhiên của học sinh lớp 7 tại TP.HCM
Chương trình trung học tổng hợp là một chương trình giáo dục gắn nhà trường với thực tiễn, trường học không phải là nơi chuẩn bị cuộc sống mà chính là cuộc sống. Chương trình giáo dục này là sự kết hợp giữa giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp một cách khoa học. Kiến thức tự nhiên, xã hội, công nghệ và nghệ thuật được học phải hữu ích với cuộc sống học sinh (HS), nhất là các môn hướng nghiệp như doanh thương, kinh tế gia đình, công kỹ nghệ, canh nông, sinh hoạt học đường và môn hướng dẫn giáo dục (hướng học và hướng nghiệp). Chương trình trung học tổng hợp có 4 đặc tính căn bản là: phát triển toàn diện con người, ứng dụng hóa giáo dục, cá nhân hóa giáo dục và dân chủ hóa giáo dục.
Ở cấp THCS, HS học chung một chương trình, đến THPT, cấp định hướng nghề nghiệp, HS được chia thành 8 ban, gồm: ban A (khoa học thực nghiệm), ban B (toán), ban C (văn chương - sinh ngữ), ban D (canh nông), ban E (doanh thương), ban G (kinh tế gia đình), ban H (công kỹ nghệ) và ban I (nghệ thuật). Ngoài ra, HS còn được học 2 môn tự chọn theo sở thích, không kiểm tra, đánh giá.
Chương trình thể hiện tích hợp cao ở các lớp thấp và phân hóa dần ở các lớp, cấp học cao. Ở lớp 6 và 7, môn khoa học là tích hợp các môn vật lý, hóa học, vạn vật; môn sử - địa.
Giải pháp đào tạo giáo viên tích hợp cấp tốc ?
Nhà giáo Bùi Quang Hân, cử nhân sư phạm lý - hóa, GV Trường trung học kiểu mẫu Thủ Đức, là người từng tham gia biên soạn chương trình trung học tổng hợp. Sau này, ông là tổ trưởng tổ lý, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM.
Ông Hân cho biết: "Dạy học tích hợp ở miền Nam thành công là nhờ GV được đào tạo tích hợp khá sớm và xuyên suốt, bao gồm: sư phạm lý - hóa, sư phạm sử - địa, sư phạm vạn vật (thực vật học, động vật học và địa chất học), sư phạm văn chương - Hán… Ngay cả sư phạm toán cũng phải học 3 chứng chỉ vật lý: cơ lý thuyết, vật lý đại cương 1, vật lý đại cương 2. Sau năm 1965, sinh viên sư phạm phải học thêm môn hướng học và hướng nghiệp, để ra trường tham gia hướng dẫn HS". Theo ông Hân, sau năm 1975, đồng nghiệp của ông có người dạy lý, có người dạy hóa, dạy sử hay địa… nhưng họ đều là những GV dạy giỏi.
Từ sau năm 1975 đến nay, giáo dục phổ thông theo xu hướng phân môn sớm từng lĩnh vực của lý, hóa, sinh, sử, địa, ngay từ lớp 6. Đào tạo CĐ là ghép môn như toán - kỹ thuật, văn - giáo dục công dân, văn - sử, lý - kỹ thuật chứ không phải tích hợp sử - địa hay lý - hóa như trước đây. Đào tạo ĐH sư phạm chỉ theo đơn môn. Hệ quả tư duy đơn môn, duy nhất này đã ăn sâu vào tiềm thức, thói quen của nhiều GV nên họ không muốn dạy tích hợp, dù đã được bồi dưỡng.
Việc đào tạo giáo viên dạy tích hợp chưa đáp ứng kịp yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đến nay, cả nước chỉ có Trường ĐH Sư phạm Thái nguyên có được lứa sinh viên sư phạm khoa học, sử - địa ra trường, các trường khác cuối năm 2023 hoặc sau 2023, nhưng số lượng rất ít. ĐÀO NGỌC THẠCH
Từ năm 2011 đến nay, khi có định hướng xây dựng chương trình giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất HS, việc nghiên cứu về tích hợp và sư phạm tích hợp được đẩy mạnh và bồi dưỡng GV THCS, THPT được coi trọng. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng dạy học tích hợp chưa đáp ứng yêu cầu. Còn đào tạo GV tích hợp là quá chậm, đến nay, cả nước chỉ có Trường ĐH Sư phạm Thái nguyên có được lứa sinh viên sư phạm khoa học, sử - địa ra trường, các trường khác cuối năm 2023 hoặc sau 2023, nhưng số lượng rất ít.
Vì vậy, cần thiết các trường sư phạm cần xây dựng một chương trình đào tạo GV tích hợp cấp tốc (2 - 3) năm, giảm một số môn học, tập trung vào các môn chuyên môn, sư phạm và ngoại ngữ. Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng sư phạm khoa học tự nhiên, sử - địa (tạm thời), hưởng lương như sư phạm 4 năm và tiếp tục học các môn còn lại để được cấp bằng cử nhân sư phạm khoa học, sử - địa trong quá trình công tác.
Việc đào tạo GV đối với THPT cần đào tạo tích hợp như: cử nhân sư phạm lý - hóa, sử - địa, sinh học.
Đề xuất một hướng điều chỉnh dạy tích hợp
Về việc điều chỉnh tích hợp, môn khoa học tự nhiên, lớp 6, 7, 8 giữ như hiện nay, vì tách môn ra sớm sẽ phá vỡ Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ở lớp 9, môn khoa học tự nhiên nên tách thành 2 môn lý - hóa và sinh học, để chuẩn bị cho lên THPT. Môn sử - địa, ở cấp THCS nên luân phiên lớp 6 và 8 học địa lý, lớp 7 và 9 học lịch sử.
Ở cấp THPT, cần giữ như chương trình hiện nay, có 8 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc, 4 môn lựa chọn trong số các môn lý, hóa, sinh, địa, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật.
Theo Báo Thanh niên
Nhân kết thúc đợt 1 xét tuyển đại học 2023, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi với phóng viên báo Tin tức về kết quả của đợt tuyển sinh cũng như việc đảm bảo công bằng giữa các phương thức tuyển sinh.
Học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề bậc trung cấp được miễn học phí nhưng khi về địa phương nhận lại khoản học phí cấp bù đã gặp nhiều khó khăn do quy định chưa rõ ràng. Nay dự thảo Nghị định của Chính phủ sẽ bổ sung chi tiết hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
Năm học mới đang đến gần, nhưng nhiều cơ sở giáo dục khu vực trung tâm ở các tỉnh, thành phố gặp không ít khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp lớp học, nhất là học sinh đầu cấp. Giải pháp của các địa phương, cơ sở giáo dục là tăng cường đầu tư xây mới và sửa chữa trường, lớp học tạo điều kiện học tập thuận lợi cho học sinh.
(HBĐT) - Tối 26/8, trường THPT Công Nghiệp (TP Hoà Bình) đã tổ chức chương trình chào đón học sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024.
(HBĐT) - Bắt đầu từ năm 1965, tổ chức UNESCO chọn ngày 8/9 hàng năm là Ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ. Đúng như tên gọi, sự ra đời của Ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ có ý nghĩa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết đọc, biết viết đối với sự phát triển của con người, nhằm kêu gọi toàn thế giới tích cực đẩy mạnh công cuộc xoá nạn mù chữ để mỗi cá nhân được sống và phát triển tốt nhất trong cộng đồng xã hội. UNESCO khẳng định, xoá nạn mù chữ đồng nghĩa với xóa bỏ đói nghèo, là nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội to lớn, đặt nền tảng quan trọng để mỗi quốc gia tiến tới một tương lai bền vững.
(HBĐT) - Trường mầm non Hoa Phượng, thị trấn Bo (Kim Bôi) có tổng diện tích trên 3.500 m2. Trường được xây dựng khang trang, xanh - sạch - đẹp, an toàn, có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhà trường hiện có 288 học sinh, trong đó, khối mẫu giáo 239 trẻ, khối nhà trẻ 49 trẻ. Trường được công nhận đạt chuẩn chất lượng cấp độ 2, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Thời gian qua, nhà trường được biết đến với mô hình "Nâng cao chất lượng phát triển thẩm mỹ thông qua dạy năng khiếu cho trẻ mẫu giáo”.