Bà Nguyệt có một tấm lòng nhân ái đáng quý.
Chuyện một bà lão ăn mày nhặt nhạnh từng hạt cơm để nuôi một đứa trẻ mới 15 tháng tuổi không nơi nương tựa, không máu mủ ruột rà lớn lên rồi trở thành một sinh viên đại học thật sự là một câu chuyện cổ tích ngay giữa đời thường.
Nuôi bé 15 tháng tuổi thành sinh viên đại học
Đến bến xe ở Hà Nội, bà sẽ đi bộ theo cái sơ đồ mà Thảo vẽ cho lần trước, bà bảo bà đi ăn xin, lang thang nhiều nên đi bộ giỏi lắm. Nhưng vì tháng này chưa nhặt nhạnh đủ tiền gửi lên cho cháu đóng học phí nên bà chẳng dám đi lại tốn kém, lắm khi còn chẳng dám ăn.
Gần nhà có người quen làm nghề chạy xe ôm ở Hà Nội, vài tuần về quê một lần, nên bà nhờ chú mang lên tận nơi cho Thảo.
Bà Trần Thị Nguyệt, quê gốc ở làng Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Mẹ mất sớm, bà sinh ra đã không được nhìn mặt mẹ, bố lấy vợ hai, rồi đem theo người vợ mới và hai anh trai của bà vào
Khi đã bước sang tuổi ngũ tuần, tuổi già đã đến, cuộc sống cô đơn buồn tủi bất giác ập về, bà cũng muốn trong nhà có con, có cháu. Ở gần nhà trẻ trên đường Nguyễn Du, hay bán xôi cho đám trẻ con, bà cứ thích nhìn chúng nó vui chơi, đùa nghịch. Bà chú ý đến một đứa bé cứ sáng là bố chở bằng xích lô đến từ rất sớm rồi thả vào sân. Đứa bé cứ khóc ngằn ngặt, không chịu chơi với các bạn cứ bám vào song cửa mà khóc.
Những hôm nhà trẻ nghỉ thì đứa bé rong ruổi theo xe xích lô của bố, mỗi khi có khách, người bố lại phải bỏ con lại bên vỉa hè nhờ mọi người trông giúp. Lắm khi thấy đứa trẻ chập chững cứ lê la ở vỉa hè, mặt mũi chân tay tái đi vì lạnh, bà Nguyệt thương, bế nó lên, mớm xôi cho nó. Được vài bữa, bà bảo: "Anh cứ đi làm đi, để nó tôi bế về nhà chăm cho". Ông bố đồng ý, cứ buổi sáng lại mang gửi bà, gửi thêm 3 nghìn đồng gọi là tiền ăn cho cháu. Được khoảng 5 hôm thì trong một lần mang con đến gửi, ông bố ôm lấy con mà khóc rồi hỏi: "Con có thương bố không?" - đứa trẻ ngô nghê chỉ cười. Bà cũng mắng yêu: "Cha bố anh, anh chả thương nó thì thôi, nó trẻ con thì biết gì thương với nhớ!".
Bất giác ông bố quay ra dặn bà: tên cháu là Phạm Thị Thu Thảo, cháu vừa tròn 15 tháng tuổi.
Chẳng ai ngờ, sau hôm đó, người bố ấy không bao giờ quay trở lại. Bà cũng chẳng có nhiều thông tin về bố cái Thảo, chỉ nghe mấy người làm nghề xe ôm kể lại mẹ Thảo là người Nam Định nhưng đang lưu lạc, bố Thảo là người gốc mãi tận Nghệ An. Nghe đâu, người đàn ông này đã bỏ vào miền Nam kiếm sống.
Bà sống một mình, nhà cửa tạm bợ, nghề bán xôi cũng chẳng khá giả gì nên không biết có nuôi nổi cháu không. Ban đầu, nhiều người khuyên bà nên gửi bé Thảo vào trại trẻ mồ côi nhưng bà không đành lòng, anh trai của bà ở nước ngoài nghe tin cũng đánh tiếng về bắt bà tìm cách trả lại đứa trẻ, nếu không thì từ mặt, không còn anh em gì nữa. "Tôi thì chẳng nghĩ được gì nhiều. Thấy thương, lại nuôi nó thôi. Chứ bỏ nó đi lang thang thì tội lắm, ngày xưa cái thân tôi lang thang, không người thân thích tôi biết khổ thế nào rồi. Chẳng muốn nó lại khổ như mình ngày xưa nữa. Thôi thì mình cứ nuôi nó, biết đâu mai sau bố mẹ nó lại về tìm".
Rồi bà lại cắp nó ra vỉa hè ngồi bán xôi, bà chăm nó cứ như chăm máu mủ ruột thịt nhà mình: "Khổ thân con bé, chắc nó cũng biết bà nghèo nên cũng ít khi khóc quấy hay đòi gì cả".
Hai bà cháu cứ thế rau cháo qua ngày nuôi nhau cho tới tận khi Thảo đi học. Bà tự đi xin học cho cháu, tự tay chăm chút cho cháu từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Thương cháu nhưng nhà nghèo không có tiền, buổi sáng bà dậy sớm rang cơm nguội cho cháu ăn vì sợ cháu đi học đói. Nhắc tới những bữa ăn của Thảo, bà đưa tay gạt nước mắt: "Chỉ vì tôi nghèo quá nên bữa ăn sáng cho cháu đến trường không được như nhà người ta, chẳng có thịt cá gì, chỉ được mấy miếng đậu phụ với rau từ hôm trước để lại".
Tiền học cho Thảo bà cũng phải làm đơn xin miễn học phí với lý do hoàn cảnh khó khăn rồi xin xác nhận của phường. Nhưng bà thì ngày một già yếu đi, cái lưng cứ còng xuống, chả đội được thúng xôi đi bán nên không đủ để lo toan cho cuộc sống hàng ngày của hai bà cháu. Những ngày bà ốm đau, hai bà cháu sống nhờ tình thương của xóm giềng - khi khỏe lại, bà Nguyệt chống gậy ra đường đi ăn xin nuôi cháu.
Bà bắt đầu ra các bến xe buýt gần nhà đi ăn xin. Từ sáng sớm bà đã ra khỏi nhà, lang thang khắp các nẻo đường xin tiền về nuôi cháu. Một ngày bà cũng xin được 20 - 30 ngàn đồng, những hôm xin được ít thì bà chỉ dám ăn bánh mỳ để dành cơm cho cháu. Thấy hoàn cảnh bà cụ đáng thương, nhất là khi biết được cụ đang nhận nuôi một đứa bé mồ côi, người đi đường ai cũng thương và sẵn sàng giúp đỡ. Cứ như thế, bà Nguyệt sống tằn tiện nuôi cháu.
Trung tá Trần Văn Dự, cảnh sát khu vực - Công an phường Trần Hưng Đạo cho biết: chuyện ngoài việc đề xuất chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ gia cảnh, anh em Công an đi tuần vẫn thường ghé qua thăm hỏi, động viên luôn, xem bà có ốm đau bệnh tật gì không. Cứ vài hôm không thấy cụ đi xin anh em có gì lại chủ động mang đến cho.
Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chủ yếu là bà khóc, bà không khóc vì cơ cực mà khóc vì nhớ Thảo, thương cháu thiếu thốn, thiệt thòi. Chỉ khi chúng tôi nhắc đến chuyện học tập của Thảo thì bà mới thấy vui vẻ, tự hào: "Hồi đi học, năm nào nó cũng được giấy khen của trường, tôi chẳng hiểu vui là thế nào, chỉ nghĩ đơn giản rằng có giấy khen của trường tức là cháu mình học không thua kém bạn bè. Tôi càng động viên cháu cố gắng học, năm cháu thi vào cấp 3, cháu còn thừa tận 5 điểm rưỡi đấy".
Năm ngoái, Thảo học xong cấp 3, bà Nguyệt muốn cháu học ở
Cái ngày Thảo nhận được giấy báo nhập học của Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, bà Nguyệt chảy cả nước mắt, chả ai biết là bà khóc vì mừng hay quá lo chuyện không có tiền cho cháu đi học. Xoay xở mãi, rồi thì làng xóm, chính quyền đoàn thể phường động viên, giúp đỡ, cuối cùng bà cũng gom được 7-8 trăm nghìn đồng để đưa cháu lên Hà Nội.
Bà ơi, đừng khóc...
Với số tiền ít ỏi, bà dắt cháu lên thủ đô. May thay, hàng xóm của bà có con đang đi làm ở Hà Nội, trong nhà trọ còn thừa một phòng. Thương hoàn cảnh của hai bà cháu, cô chú cho ở không lấy tiền và nuôi bữa cơm tối miễn phí. Cô chú chủ nhà làm nghề nấu bếp thuê cho nhà hàng nên đi suốt ngày, nhiệm vụ của Thảo là cuối giờ chiều đi đón con cô chú từ trường cấp 1 và kèm cho em học.
Vì cô chú đi từ sáng sớm và về lúc tối muộn nên bữa sáng và bữa trưa, Thảo phải tự lo cơm nước. Sáng sớm, Thảo thường bụng đói đạp xe đến trường và trưa thì ăn bánh mỳ, đợi đến tối mới được một bữa cơm ăn cùng cô chú.
"Ngày đầu bà đưa lên nhập học thì cháu vui lắm vì lớp có nhiều bạn để chơi, nhưng đến tối ngủ một mình và buổi trưa không có cơm ăn thì cháu bắt đầu thấy nhớ bà quá" - Thảo thật thà kể lại ngày đầu tiên từ
Những ký ức về bà cứ thế chảy đầy câu chuyện của chúng tôi: vẫn những chuyện bà Nguyệt đã kể cho chúng tôi, vẫn là chuyện bà chăm ăn, thức đêm trông cho học... Chỉ những chuyện bình dị đó thôi nhưng đã nói lên ơn nghĩa của bà. Chuyện cổ tích bà dệt nên cũng chỉ như thế nhưng người ta nói những câu chuyện thần kỳ thường được làm nên bởi những thứ vô cùng bình dị.
"Đến 4-5 tuổi là bà đã chẳng giấu gì nguồn gốc của cháu rồi. Bà kể hết cho cháu nghe hoàn cảnh, bà bảo cháu cần biết rõ để nhỡ khi bà ốm đau già yếu có làm sao thì còn biết nguồn gốc của mình".
- Nếu có một ngày bố mẹ cháu tìm về đón cháu thì cháu có về ở với họ không?
- Cháu không, cháu ở với bà để chăm bà vì bà già rồi. Bà thương cháu lắm.
Thảo còn kể cho chúng tôi nghe những lúc bà giận Thảo vì đi học bị điểm kém hay mải rong chơi theo đám bạn mà đi học về muộn. Những ký ức tràn về, những câu chuyện cảm động thường khiến cho người ta dễ khóc nhưng tuyệt nhiên chúng tôi thấy Thảo không hề rớm lệ:
- Thế nhớ bà thì Thảo có khóc không? Ở nhà mà nói đến Thảo lần nào bà cũng khóc đấy.
- Dạ không ạ! Bà dạy cháu từ bé là không được khóc! Mà cháu cũng không bao giờ khóc đâu. Bà bảo có thương bà thì cố mà học thật giỏi để bà vui!
Chợt nhớ, lúc rời khỏi nhà bà Nguyệt ở
Có thể, ở cái tuổi 18 ăn chưa no, lo chưa tới, Thảo sẽ chưa hiểu hết nghĩa "Thái Sơn" của lòng bà. Cuộc sống phía trước chắc chắn sẽ có không ít khó khăn nhưng chúng tôi tin: tình thương xuất phát từ trái tim của bà sẽ giúp Thảo vượt qua - bởi trái tim yêu thương thì luôn rung lên những điều kỳ diệu nhất!
Biết được hoàn cảnh của Thảo, GS Nguyễn Lân Dũng đã rất cảm động, viết thư và gửi tặng Thảo 2 triệu đồng. Bức thư có đoạn: "Trên đời này, hiếm có người phụ nữ nào đã 70 tuổi mà vẫn đi ăn xin để tiếp tục nuôi cháu từ khi bị bố bỏ rơi từ 15 tháng tuổi đến khi cháu trở thành sinh viên đại học. Bác gửi tặng cháu 2 triệu đồng để cháu mua sách vở học tập và cũng là san sẻ với người bà không máu mủ vẫn đang còng lưng kiếm sống để nuôi dưỡng cháu. Chúc cháu học giỏi và có lúc nào rỗi đến chơi với bác xem bác có thể giúp đỡ gì thêm được cho cháu không. Bác gửi lời chúc bà cháu mạnh khỏe để theo dõi tiếp các bước trưởng thành của cháu". |
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn cụ thể một số nội dung việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường trung học theo Chuẩn hiệu trưởng. Theo đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được 1 tuần chuẩn bị để tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng.
Bà Nguyễn Thị Lê Hương, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết năm 2010 sẽ có 35 chương trình tiên tiến được triển khai ở 20 trường ĐH trong cả nước. Trong đó 10 chương trình tiên tiến bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói gì về đề xuất của GS Ngô Bảo Châu và hơn 500 ý kiến độc giả VietNamNet "để thực hiện việc thượng tôn học tập"?
Để khuyến khích học sinh học nghề, nhiều nơi tại TP.HCM đề xuất và định hướng cho học sinh học trung cấp để làm "bước đệm" lên đại học.
Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) - Đại học Quốc Gia Hà Nội vừa kết hợp với Đại học Northwestern - Thuỵ Sĩ đào tạo chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế (IeMBA).
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện trên 20 km, Ngổ Luông là một xã vùng cao của huyện Tân Lạc. Tuy còn nhiều khó khăn trong đời sống, nhưng người dân đã nhận thức được rằng đầu tư cho giáo dục cũng chính là đầu tư cho tương lai.