Nhà nghèo, lại thường xuyên ốm đau nhưng em Nguyễn Công Quỳnh lại có một nghị lực đáng nể phục khi em nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống, trở thành tấm gương nghèo vượt khó cho bạn bè noi theo trong tất cả các hoạt động của lớp, trường.
Hiện Nguyễn Công Quỳnh là học sinh lớp 9A Trường THCS Thiệu Nguyên (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa).
Cậu út hiếu thảo
Quỳnh là con út trong 5 người con của một gia đình nghèo tại thôn Nguyên Thắng, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa. Bố mẹ Quỳnh làm nghề nông, quanh năm tảo tần cũng không đủ cái ăn cái mặc cho các con. Thêm vào đó, sức khỏe của họ rất yếu. Bố Quỳnh bị bệnh đau lưng, gai cột sống, chỉ cần bước lệch một chân là phải nằm giường cả tháng. Còn mẹ em luôn bị căn bệnh thoái hoá khớp hành hạ, có khi chân trái phải lết đi từng bước.
Là em út trong gia đình, nhưng không vì thế mà Quỳnh ỷ lại. Em luôn tỏ ra là một người con chăm ngoan và hiếu thảo. Mỗi lần thấy bố mẹ đi làm đồng về cực nhọc, Quỳnh thường lại đấm bóp, kể chuyện vui và động viên bố mẹ bằng những thành tích học tập của mình.
Những lúc trái gió trở trời, bệnh đau lưng và thoái hoá khớp của bố mẹ tái phát, các anh chị đi làm ăn xa thì Quỳnh luôn là người cận kề chăm sóc từng viên thuốc, bát cơm thìa cháo cho bố mẹ.
Bác Tân - mẹ Quỳnh tự hào cho biết: “Em nó tuy nhỏ nhưng luôn là chỗ dựa tinh thần của chúng tôi, chưa bao giờ vợ chồng tôi phải nhắc nhở hay nói nặng con một lời về chuyện học hành”.
Ở nhà, ngoài việc học tập, Quỳnh giúp đỡ bố mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, làm công việc đồng áng. “Do sức khoẻ yếu nên em chỉ làm được những việc nhẹ như chăn trâu, cắt cỏ giúp gia đình thôi”, Quỳnh nói.
Không chỉ là một người con hiếu thảo của gia đình, Quỳnh luôn là một tấm gương sáng vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập để các bạn noi theo.
Người đội viên “đa năng”
Mắc bệnh từ khi học lớp 5, người luôn ốm đau nhưng Quỳnh luôn là một học sinh gương mẫu và học giỏi. Kể về thành tích học tập của em, các thầy cô giáo và bạn bè trong lớp luôn dành những lời khen ngợi và nể phục.
9 năm học vừa qua là 9 năm Quỳnh đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của lớp, của trường. Năm nào em cũng nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi của trường. Năm lớp 4 em đoạt giải khuyến khích hai môn Văn, Toán cấp huyện. Lên lớp 5 em đoạt giải khuyến khích môn Toán cấp huyện.
Không chỉ sở trường là những môn tự nhiên, Quỳnh còn là một “họa sĩ” tài hoa. Năm lớp 3, em là thành viên đội tuyển của huyện đi thi môn vẽ.
Vào những ngày mưa gió, thời tiết thay đổi, bệnh tật, đau ốm làm gián đoạn việc học tập của Quỳnh. Bác Tân cho biết: “Lúc đầu em nó bị viêm phổi, viêm phế quản sau chuyển sang thấp tim, phải nghỉ học nhiều ngày để nhập viện điều trị, có khi phải nghỉ cả tháng trời”.
Những lúc như thế, bạn bè trong lớp lại ghi chép bài giúp Quỳnh rồi đến thăm hỏi và giảng lại bài cho Quỳnh. Về phần mình, Quỳnh em luôn cố gắng học thêm ở bạn bè. Bài nào chưa hiểu thì em nhờ thầy cô giảng lại. Bởi vậy mà Quỳnh luôn theo kịp các bạn và còn đứng đầu danh sách học sinh giỏi của lớp, trở thành tấm gương sáng cho bạn bè.
“Ốm đau như vậy nhưng Quỳnh chưa bao giờ có ý định thôi học, em biết vươn lên trong cuộc sống, học tập, vượt qua rào cản về kinh tế và bệnh tật”, cô Nguyễn Thị Vinh - giáo viên chủ nhiệm cũ của Quỳnh nhận xét tâm sự.
Trong tập thể lớp, Quỳnh là người được các bạn, thầy cô quý mến, tin tưởng và tín nhiệm. Em không ngại việc kèm cặp các bạn học kém hơn mình vươn lên trong học tập hay giảng giải những bài tập khó hiểu cho bạn bè biết. Em còn là một “chuyên gia tâm lý” khi các bạn cần lời khuyên hay lời động viên chia sẻ.
Không chỉ năng nổ trong học tập, Quỳnh còn là một liên đội phó gương mẫu của Trường THCS Thiệu Nguyên. Em tham gia tất cả các hoạt động ngoại khóa của trường, của đội như “Câu lạc bộ chăm sóc sức khoẻ vị thành niên của xã, “Uống nước nhớ nguồn”… Những thành tích, công sức đóng góp của Quỳnh đã được ghi nhận. Trong năm học 2008 -2009 em được UBND huyện trao tặng giải thưởng Kim Đồng.
Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, Quỳnh tranh thủ lấy tăm dính thành những lâu đài, những toà nhà để tặng các bạn trong lớp. Khi được hỏi về ước mơ sau này của mình, ánh mắt Quỳnh sáng lên và không ngại “tiết lộ” em sẽ cố gắng trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người, vì bản thân em đang mang bệnh nên em biết người bệnh khổ như thế nào.
Theo DanTri
Để trẻ đến trường mỗi ngày là một niềm vui
(HBĐT) - Cứ mỗi sáng nhìn bé đeo trên vai chiếc cặp nặng trĩu vui vẻ chào ông bà, bố mẹ đi học, niềm vui của người lớn lại được nhân lên. “Con bé đã qua rồi cái nhõng nhẽo của tuổi thơ dại”. Mỗi ngày ở trường là một ngày vui, nhiều ý nghĩa - Đó là suy nghĩ của gia đình bé Thảo Uyên đang học ở trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB).
Hoàng Anh Gia Lai lại trắng tay trong lượt trận thứ 2 ở V-League 2010 sau trận thua 1-2 trước Hòa Phát Hà Nội dù đã vươn lên dẫn trước.
Câu chuyện về những khuất tất đằng sau buổi bảo vệ luận án tiến sĩ như phản ánh qua 3 bài báo trên Báo Sài Gòn Giải Phóng vào tuần qua, có lẽ chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm trong quá trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam. Theo tôi thấy, điểm mấu chốt trong câu chuyện mà bài báo tường thuật là vấn đề đầu vào và quy trình đào tạo.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
Từ ngày 1-3 đến 17-4, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM mở 3 cổng trực tuyến trên mạng của trường để “chat” với thí sinh chuẩn bị dự thi ĐH, CĐ 2010.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo cho biết (GD-ÐT), trong tháng 2-2010, Bộ phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đợt kiểm tra 15 trường trung học nghề trong cả nước.