Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Sáng 6- 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị.

Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến tại sáu điểm cầu: Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh (Nghệ An), Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Dự hội nghị có gần 1.400 đại biểu đại diện lãnh đạo các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo, UBND các tỉnh và các bộ, ngành trung ương.


Các kiến nghị đổi mới quản lý giáo dục đại học gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học theo hướng bám sát vào điều kiện thực tế để dễ dàng đi vào cuộc sống; Đổi mới việc quản lý cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học (hiện nay chúng ta chưa có chế tài quản lý việc giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học nào khác ngoài việc quản lý qua thi đua, khen thưởng); Chấp nhận đầu tư không đồng đều để hình thành những ngành tinh hoa, mũi nhọn; Đào tạo sau đại học cần phân luồng; có chế độ ưu tiên những giảng viên, sinh viên có tham gia nghiên cứu khoa học; Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp về đào tạo và nghiên cứu khoa học... Hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của các trường: xây dựng cơ sở vật chất; rà soát, hoàn thiện giáo trình; các trường cùng khối ngành xây dựng bộ giáo trình dùng chung; tạo điều kiện thu hút sự đóng góp công sức trí tuệ của đông đảo giảng viên, các nhà khoa học trong và ngoài nước để xây dựng hệ thống giáo trình. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục; xây dựng các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục lớn ở các khu vực.


Có đại biểu kiến nghị, trong thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, cần cho phép các trường thực hiện thu học phí theo phương châm chất lượng cao- học phí cao; tạo điều kiện cho các trường tổ chức các chương trình đào tạo chất lượng quốc tế.


Nhiều ý kiến cho rằng, việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học không chỉ là trách nhiệm của các trường, của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhiều địa phương, do đó cần Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, các cấp, các ngành cùng triển khai thực hiện, trong đó ngành giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chính.



Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu truyền hình Hà Nội.


Cần có sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với chính quyền các địa phương trong việc chỉ đạo, quản lý các trường thuộc địa phương; cần có cơ chế chính sách hợp lý, tạo điều kiện tối đa để các trường địa phương tự chủ và chịu trách nhiệm trước xã hội trong hoạt động...


Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phân tích những vấn đề yếu, kém trong quản lý hệ thống. Đó là sự phân cấp quản lý còn chưa rõ ràng giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố; Việc đánh giá hiệu trưởng các trường thực hiện chưa tốt, cần phải tiến hành từ ba phía: cấp trên, ngang cấp và cấp dưới; Trong nguyên tắc đối xử với giảng viên, việc trả lương không nên cào bằng mà cần khuyến khích tạo động lực cho giảng viên nâng cao trình độ; Cần nhanh chóng thực hiện công khai thu- chi tài chính của các trường...


Bộ trưởng cho biết, sau hội nghị toàn quốc này, đến ngày 15- 5, Bộ sẽ tổ chức hội nghị theo vùng. Trong hội nghị vùng, hiệu trưởng tất cả các trường phải đưa ra văn bản cam kết về chất lượng đào tạo của trường mình đồng thời có kế hoạch dự kiến ba năm đổi mới quản lý của trường. Đến ngày 15- 12, Hội nghị vùng lần thứ hai sẽ được tổ chức, trong đó, các trường phải công bố Chiến lược phát triển 5 năm của nhà trường.
 
                                                                    Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục