Thủ tướng Chính phủ chỉ thị việc đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chiều 4- 3 tổ chức họp báo giới thiệu Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012.
Chỉ thị đánh giá, sau 9 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, giáo dục đại học nước ta đã từng bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa đạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Tuy nhiên, giáo dục đại học cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém: chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội của đất nước; cơ chế quản lý của Nhà nước còn nhiều bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý và sinh viên; tiềm năng đầu tư của xã hội và các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển giáo dục đại học chưa được phát huy có hiệu quả. Nguyên nhân căn bản của tình trạng này chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học và sự yếu kém trong quản lý của các trường đại học, cao đẳng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình hành động về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục đại học, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ khắc phục yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Cần quán triệt nhận thức: phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo; Coi việc đổi mới quản lý giáo dục đại học bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục đại học và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững.
Theo Báo Nhandan
Nhiều năm làm giáo viên, tôi chưa bao giờ tôi nhận được một tin nhắn hay lời đề nghị trực tiếp của một học trò trong một tình huống đặc biệt như câu chuyện kê dưới đây:
(HBĐT) - Trường THCS Hữu Nghị được UBND tỉnh công nhận là trường đạt chuẩn Quốc giai giai đoạn 2001-2010. Đây là niềm vinh dự và tự hào của thầy và trò nhà trường. Nhiều năm qua, nhà trường đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua “Hai tốt”, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, tỷ lệ học sinh giỏi luôn dẫn đầu thành phố và tỉnh.
Vì điều kiện tôi không thể về nơi mình sinh sống để mua hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ. Vậy tôi có thể mua hồ sơ ở nơi tôi đang ở tạm thời ôn thi tại Hà Nội được không?
Ngày 2-3, Đoàn kiểm tra liên ngành thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An đã kiểm tra hành chính trường Mầm non Tư thục Tuổi Ngọc ở khu phố Nhị Đồng 1, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, Bình Dương và ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động tại 2 cơ sở của trường này (đều ở cùng khu phố).
Không chỉ báo, tạp chí mới thích trưng ảnh người nổi tiếng để “câu” bạn đọc mà giờ đây, SGK cũng đua theo trào lưu này để “dụ dỗ” học sinh.
Sau khi làm việc với khoảng 40 trường ĐH, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan ngại về lãng phí khi mở ngành đào tạo hay dùng ngân sách nhà nước kém hiệu quả, đội ngũ giảng viên,... Trong khi đó, mối quan tâm "nóng" không kém của nhiều trường đại học là làm sao xoay sở được đất đẹp để xây cơ sở khang trang.