Cụ bà Sidzue Hirai, 91 tuổi, vừa tốt nghiệp cấp hai tại một trường học buổi tối ở thành phố Kobe (Nhật Bản), theo tin đăng trên tờ báo hàng ngày Mainichi Simbun của nước này ngày 10/3 vừa qua.
Trường học buổi tối Kobe được thành lập nhằm tạoTrường học buổi tối Kobe được thành lập nhằm tạo điều kiện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoàn thành bậc học PTCS ở Nhật Bản.
“Tôi đã phải hy sinh rất nhiều và từ bỏ nhiều thứ khác để tốt nghiệp bậc PTCS”, cụ bà Sidzue Hirai nói. “Ngôi trường này đã giúp trả lại tuổi thơ cho tôi. Tôi đã có được những gì mà trước đây chỉ là mơ ước. Trong thời gian sắp tới, tôi sẽ dự định theo học tiếp cấp 3".
Được biết, cụ bà Hirai bị mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên phải nghỉ học để đi làm kiếm sống từ khi mới 12 tuổi. Khi lên 18, bà lấy chồng nhưng không may chồng của bà đã bị chết trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Sau đó, bà Hirai tiếp tục đi bước nữa.
Đây không phải là trường hợp duy nhất cụ bà trên 90 tuổi vẫn còn đam mê với nghiệp “đèn sách”. Năm 2007, cụ bà 95 tuổi Nola Ochs đã trở thành người cao tuổi nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Cụ Ochs đã phá kỷ lục thế giới trước kia của cụ ông Mozelle Richardson, người nhận tấm bằng tốt nghiệp khoa báo chí của trường ĐH Oklahoma ở tuổi 90 vào năm 2004.
Năm 2005, một cụ bà người Việt 70 tuổi tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Đó là cụ bà Lê Thị Tư, sống tại Quận Cam, tiểu bang California. Cụ đã lấy được bằng tốt nghiệp loại A về kinh doanh tại trường Đại học Santa Ana (Mỹ).
Hơn 20 năm qua sống nơi đất khách quê người, làm bạn bên chiếc cân kiếm dăm ba ngàn mỗi ngày, tối đến thuê nhà trọ ngủ qua đêm, vậy mà bà Khổng Thị Hoài, 58 tuổi, quê Thái Bình vẫn gắng gượng nuôi con vào đại học.
Bà con vùng cao Đà Bắc vẫn truyền tụng về già làng Xa Văn Thế, với những câu chuyện hy hữu mà chỉ có cái tâm thật trong sáng, người ta mới có thể làm được. Song điều đặc biệt hơn là ông có lẽ là người cao tuổi nhất tốt nghiệp THCS khi đã 75 tuổi.
Bộ GD-ĐT vừa thông báo tuyển sinh đào tạo SĐH tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước năm 2010. Theo đó, dự kiến tuyển 800 tiến sĩ, 300 thạc sĩ và 30 thực tập sinh.
Ngày 10-3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cùng một số tổ chức quốc tế, tổ chức hội thảo khởi động "Chương trình bảo đảm chất lượng giáo dục trường học".
Bộ GD-ĐT vừa ra thông báo tuyển sinh cho một số chương trình học bổng đại học, sau đại học theo diện Hiệp định do Chính phủ các nước cấp năm 2010.
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có 54 trường học, trong đó có 19 trường mần non cùng hai điểm trường, 18 trường tiểu học và 17 trường THCS. Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình cùng các đơn vị trường học trên địa bàn đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu về công tác quản lý giáo dục cũng như hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu về phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương, của ngành trong từng năm học.