Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Việc học sinh đánh nhau là chuyện bình thường, nhưng cái không bình thường ở đây là nữ học sinh đánh nhau và thái độ vô cảm của học sinh ngồi xem, hành vi này rất đáng phải lên án.

 

Đó là ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội (một ngôi trường nổi tiếng về  “cảm hóa” giáo dục học sinh hư) trước những video nữ sinh đánh đập, xé áo bạn rất phản giáo dục mà Dân trí đã nêu.
 
Thầy Nguyễn Tùng Lâm: Thái độ vô cảm của học sinh cần phải lên án

Là người có kinh nghiệm nhiều năm giáo dục học sinh hư, lại là nhà tâm lý giáo dục, khi xem hình ảnh clip nữ sinh đánh nhau ông cảm thấy thế nào?

Tôi rất buồn khi xem clip này. Việc học sinh ở độ tuổi THCS, THPT đánh nhau là chuyện bình thường vì tâm sinh lý các em đang phát triển. Nhưng cái không bình thường ở đây là nữ học sinh đánh bạn và thái độ vô cảm của học sinh ngồi xem. Chúng ta cần lên án những hành vi này.

Trong điều kiện hiện nay, xã hội phát triển, điều kiện sống và học tập tốt hơn, tại sao học sinh lại đánh nhau nhiều như vậy, ông có thể lý giải nguyên nhân?

Do cách giáo dục trong gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội của mình chưa thực sự chu đáo dẫn đến nhận thức các em chưa đầy đủ. Giáo dục chưa đến nơi đến chốn thì tất yếu xảy ra như thế.

Theo tôi, xã hội phải tiếp tục lên án những hành động này và thay đổi cách giáo dục học sinh, nhất là đối với nữ sinh cần giáo dục nữ tính nhiều hơn nữa.

Hành vi đánh nhau của các em là thiếu tôn trọng nhau, chỉ cần nhìn đểu, mâu thuẫn, không bằng lòng là đánh nhau. Vậy nên, phải dạy các em hiểu cách tôn trọng nhau, dạy các em lòng vị tha. Ngay ở trường tôi, học sinh có nhiều cá tính như vậy nên công tác giáo dục của chúng tôi làm rất chu đáo. Chúng tôi đưa chương trình giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng ứng xử… một cách thường xuyên vào chương trình giảng dạy.

Trong trường hợp học sinh trường ông đánh nhau thì ông xử lý thế nào?

Nếu học sinh trường tôi đánh nhau thì việc đầu tiên là chúng tôi giảng hòa trước, vì nếu không can thiệp thì các em sẽ tiếp tục đánh nhau. Sau đó, chúng tôi mới giáo dục để các em hiểu rõ trách nhiệm của mình và có sự thăm hỏi động viên cả 2 bên. Bên cạnh đó, người bị đánh cũng cần có lòng vị tha, chứ không cứ cay cú thì sẽ không thể xử lý được.

Theo ông, những vụ việc học sinh đánh nhau như thế này, trách nhiệm lớn nhất thuộc về ai?

Gia đình và nhà trường. Nhà trường cần có chương trình giáo dục tốt hơn nữa và gia đình cần có trách nhiệm quan tâm hơn tới các em. Qua sự việc này, tôi thấy các gia đình nên lấy đó làm bài học lớn để giáo dục con cái. Những vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho các em ở trường chỉ giảm được một phần nào đó thôi chứ các em cần phải có giáo dục kỹ năng sống từ bé, chứ lớn lên rồi khó giáo dục vì đã thành bản tính.

Tôi thấy hiện nay tỷ lệ học sinh gia đình li tán rất nhiều. Ở trường tôi, có lớp đến 20% các em rơi vào hoàn cảnh như vậy. Các em không được ai chăm sóc và chịu nhiều áp lực trong cuộc sống nên dẫn đến tình trạng như hiện nay. 

Để học sinh được an toàn đến trường thì cả gia đình và nhà trường phải coi trọng việc giáo dục nhân cách học sinh bằng nhiều hình thức giúp các em tháo gỡ và ngăn chặn những hành vi này.

Ở các nước trên thế giới, đánh nhau ở nơi công cộng bị xử lý rất nặng. Khi học sinh đánh nhau chúng ta chưa có hình thức kỷ luật nghiêm, mới chỉ cảnh cáo.

Mặt khác, trách nhiệm về xã hội ở đây rất lớn, các em học sinh không có sân chơi, không có nơi vui chơi sau những giờ học căng thẳng, bị bó hẹp nên dễ có những  hành vi manh động.

Xin cảm ông!

Theo Dân trí

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trường THCS xã Phong Phú chú trọng sử dụng đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng giờ dạy

Những ngành học ít cạnh tranh

Những năm qua, có nhiều ngành học số lượng thí sinh dự thi ít, điểm chuẩn không cao dù nhu cầu xã hội rất lớn, nếu chọn lựa phù hợp, thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển

Trẻ bị bệnh tự kỷ: Phát hiện sớm giúp trẻ hòa nhập

Khi bé T. tròn 1 tuổi, hai vợ chồng chị H. đều làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn tại TPHCM, đã giao hẳn cho người giúp việc ở nhà trông nom. Chị H. suốt ngày lu bu với công việc và chở bé lớn đi học nên chẳng còn thời gian để quan tâm tới bé T., còn cha thì lại đi tu nghiệp ở nước ngoài. Lúc 1 tuổi bé T. đã biết gọi ba, nhưng đến khi 2 tuổi bé lại không hề nói chuyện, không thích chơi với bạn, cần gì thì chỉ la hét… Bé T. là một trường hợp trong nhiều trường hợp bị mắc bệnh tự kỷ về ngôn ngữ đang có xu hướng gia tăng tại TPHCM.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 Công bố kết quả tuyển thẳng trước ngày 30-6

1.130 học bổng Ðề án 322 ND - Theo dự kiến, hôm nay (12-3), Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) phát hành trên toàn quốc cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học (ÐH), cao đẳng (CÐ) năm 2010. Ngoài việc lưu ý về thủ tục nộp hồ sơ tuyển sinh thi và xét tuyển nguyện vọng 2, 3 đã được thông tin nhiều lần, Bộ GD và ÐT thông báo trước ngày 20-6, học sinh trong đội tuyển Ô-lim-pích quốc tế cần nộp hồ sơ đăng ký tuyển thẳng vào các trường ÐH cùng với lệ phí xét tuyển.

20 năm sống cảnh không nhà vẫn nuôi con vào ĐH

Hơn 20 năm qua sống nơi đất khách quê người, làm bạn bên chiếc cân kiếm dăm ba ngàn mỗi ngày, tối đến thuê nhà trọ ngủ qua đêm, vậy mà bà Khổng Thị Hoài, 58 tuổi, quê Thái Bình vẫn gắng gượng nuôi con vào đại học.

Già làng thi lấy bằng tốt nghiệp THCS ở tuổi 75

Bà con vùng cao Đà Bắc vẫn truyền tụng về già làng Xa Văn Thế, với những câu chuyện hy hữu mà chỉ có cái tâm thật trong sáng, người ta mới có thể làm được. Song điều đặc biệt hơn là ông có lẽ là người cao tuổi nhất tốt nghiệp THCS khi đã 75 tuổi.

Bộ GD-ĐT tuyển 1.130 người đi đào tạo sau ĐH ở nước ngoài

Bộ GD-ĐT vừa thông báo tuyển sinh đào tạo SĐH tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước năm 2010. Theo đó, dự kiến tuyển 800 tiến sĩ, 300 thạc sĩ và 30 thực tập sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục