Mô hình nuôi nhím của nông dân Đỗ Văn Hùng(TT Kỳ Sơn) được nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện đến thăm quan, học tập kinh nghiệm.

Mô hình nuôi nhím của nông dân Đỗ Văn Hùng(TT Kỳ Sơn) được nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện đến thăm quan, học tập kinh nghiệm.

(HBĐT) - Hiện nay, nhu cầu học nghề của lao động nghèo ở nông thôn khá lớn, nhất là trong bối cảnh nông dân bị mất đất, thiếu việc làm và cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập.

 

Có rất nhiều hình thức đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như đào tạo nghề chính quy, thông qua các tổ chức đoàn thể. Tuy nhiên, nhu cầu của người lao động nghèo và thực tế dạy nghề còn “vênh nhau” vì nhiều lý do như quá tuổi đào tạo, không có điều kiện theo học ở những trung tâm... Từ năm 2006 đến nay, nhờ chương trình xóa đói giảm nghèo, hàng ngàn lao động nghèo ở nông thôn đã được đào tạo nghề một cách bài bản.

 

Sau ba năm triển khai chương trình dạy nghề cho lao động nghèo, toàn tỉnh đã mở được hơn 60 lớp dạy nghề cho gần 2000 học viên nghèo theo học với các nghề như may công nghiệp, làm chổi chít, trồng nấm rơm, hàn, điện... Hơn 70% học viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm. Để dự án đào tạo nghề cho lao động nghèo tiếp tục phát huy được hiệu quả, Sở LĐ –TB&XH dự kiến triển khai  76 lớp dạy nghề cho lao động nghèo thuộc các xã vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn trong năm 2010.

 

Ông Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng BTXH, Sở LĐ-TB&XH cho biết: Khó khăn lớn nhất trong công tác đào tạo nghề hiện nay chính là việc học viên không có khả năng theo học tại các trung tâm chính do đường xa, nhiều học viên là lao động chính trong gia đình. Mặt khác, tìm đầu ra cho lao động sau khi đào tạo cũng là một lực cản ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo.

 

Khắc phục tình trạng đó, ngay từ đầu năm, Sở LĐ-TB&XH đã triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nghèo chuyển từ đào tạo nghề theo khả năng sang đào tạo nghề theo địa chỉ. Trong đó, sở đã chủ động giao cho các xã thuộc Chương trình 135 tự đăng ký nhu cầu học nghề cho phù hợp với thực tế địa phương để từ đó có hình thức đào tạo phù hợp. Hiện nay, sở cũng đã tăng cường mở nhiều lớp tại các xã để học viên có điều kiện theo học. Cùng với việc thay đổi cách thức học, nhiều ngành nghề mới cũng đã được mở rộng như điện xí nghiệp, sửa chữa xe máy, điện lạnh, mộc cho các đối tượng thanh niên; lớp dệt thổ cẩm, chổi chít, thêu đính hạt cườm cho đối tượng phụ nữ...  Để tìm đầu ra cho học viên, sở đã chủ động áp dụng nhiều hình thức đào tạo linh hoạt như liên kết với các doanh nghiệp để học viên có thể học nghề trực tiếp, tại các làng  nghề truyền thống... qua đó không chỉ giúp lao động giảm chi phí mà còn là cơ hội để tìm đầu ra cho lao động.

 

Chị Quách Thị Dung học lớp may công nghiệp cho biết: Hình thức vừa học, vừa làm như thế này giúp chúng tôi được thực hành nhiều hơn và có cơ hội tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp khóa học”.

 

Được biết, hiện nay may công nghiệp cũng đang là một nghề đạt tỷ lệ học viên có việc làm hơn 80%. Tuy nhiên, theo ông Đặng Xuân Tửu, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo sẽ không thể thực hiện có hiệu quả và bền vững nếu người nghèo không được đào tạo nghề. Để dự án đào tạo nghề cho lao động nghèo phát huy được tác dụng thì phải có được đầu ra cho lao động. Muốn vậy phải có sự vào cuộc, phối hợp của tất cả các ban, ngành, đoàn thể, mà hơn hết là có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thu hút các lao động nghèo vào làm việc. Đồng thời phải khai thác tốt các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có đầu ra ổn định, truyền nghề, cấy nghề cho lao động nghèo để tổ chức tạo việc làm dưới dạng “vệ tinh” của các doanh nghiệp.   

                                                                          Đinh Hoà    

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục