Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.

Tôi không ngờ, không thể hình dung ra học sinh nữ có thể đánh nhau đến mức độ đáng sợ như vậy. Tuy nhiên, trách nhiệm của những hành vi này không thể đổ hết lỗi cho ngành giáo dục được mà đó là trách nhiệm của nhiều phía, đặc biệt là phía gia đình.

 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết như vậy khi trao đổi với Dân trí về đạo đức học sinh hiện nay, đặc biệt là sự kiện Clip nữ sinh đánh bạn trên phố.
 
Gia đình quyết định đạo đức học sinh
 
Thưa thứ trưởng, ông có nhận xét gì về Clip nữ sinh đánh bạn đang xôn xao dư luận?
 
Tôi chưa được xem bản Clip này mà chỉ xem được những bài viết và hình ảnh trên báo phản ánh. Tôi rất bất ngờ và không thể hình dung nổi là nữ sinh lại đánh nhau theo kiểu tập thể, bạo lực như vậy.
 
Hiện tượng học sinh đánh nhau từ trước tới nay không phải là lạ nhưng đây là hiện tượng cá biệt vì học sinh kết nối “bè phái” tụm ba, tụm năm lại đối phó với nhau.
 
Đây chỉ là một trong số nhiều bản Clip học sinh đánh nhau rồi quay phim lại đưa lên mạng để “khoe” thành tích đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhiều người cho rằng lỗi này do nhà trường vì hiện nay nhà trường còn “nặng” về dạy chữ, “nhẹ” về dạy người, ông nghĩ sao về nhận xét này?
 
Cũng có biểu hiện đó ở một số trường nhưng không phải tất cả. Nhà trường nhiều học sinh thì làm sao mà quản lý xuể. Nhà trường có quan tâm nhiều hơn nữa cũng không bằng gia đình vì chỉ có gì đình mới có điều kiện quan tâm tới từng khía cạnh của học sinh nhất là tình cảm.
 
Nhưng nhiều người cho rằng, đạo đức xuống cấp của nhiều học sinh hiện nay trách nhiệm chính nhất vẫn là nhà trường, đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm?
 
Tôi nghĩ, về mặt xã hội thì nhà trường và đoàn thanh niên chịu trách nhiệm chứ không thể nói cả hệ thống giáo dục như thế được. Gia đình quan trọng lắm chứ. Vai trò nhà trường cũng quan trọng nhưng không thể thay thế gia đình được. Mỗi bên có đặc trưng, thế mạnh riêng.
 
Nhà trường có thế mạnh về giáo dục nhận thức, thông qua nhận thức thì tác động tới tình cảm nhưng nhà trường không thể nào gần gũi hiểu sâu được từng cá nhân học sinh, có tác động một cách tình cảm liên tục như gia đình được.
 
Giáo dục học sinh thì gia đình có thế mạnh hơn nhà trường. Nhà trường có thể giáo dục học sinh tốt về mặt kiến thức nhưng về mặt tình cảm đạo đức thì gia đình là chính.
 
Qua những sự việc vừa qua, ngành GD-ĐT cũng nhận ra rằng, lâu nay hầu như chỉ mới quan tâm khen thưởng giáo viên khi họ có nhiều học sinh đoạt giải. Quan niệm này cần phải thay đổi khi chúng ta đề cao giáo dục toàn diện, cần phải tôn vinh giáo viên giỏi trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có công tác chủ nhiệm lớp.
 
Trang bị cho các em những kỹ năng ứng phó
 
Vậy ngành giáo dục có giải pháp nào để giải quyết hiện tượng đánh nhau ở học sinh hiện nay?
 
Gần đây công tác giáo dục đạo đức học sinh rất khó khăn. Về mặt tâm lý học sinh bây giờ khác học sinh thế hệ trước rất nhiều. Các em bây giờ được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trên phim ảnh, sách báo, internet nên bị ảnh hưởng từ cách học tập, ứng xử.
 
Bộ đã suy nghĩ rất nhiều để nâng cao đạo đức học sinh hiện nay nhưng rất khó thực hiện vì các em bị ảnh hưởng nhiều từ môi trường gia đình, môi trường xã hội. Nhà trường bây giờ không thể đứng độc lập cần có sự phối hợp, liên kết với nhiều ngành khác thì mới giáo dục học sinh tốt hơn được.
 
Học sinh hiện nay rất cần học về Kỹ năng sống.
 
Bộ xác định đưa vào trường học những Kỹ năng gì?
 
Bộ đang nghiên cứu xây dựng, chương trình Kỹ năng sống để đưa vào dạy tích hợp nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường như ở bậc tiểu học thì lồng ghép vào môn Tiếng Việt, ở bậc trung học phổ thông lồng ghép ở các môn Giáo dục công dân, các môn Xã hội, Sinh học, Vật lý, Địa lý...
 
Bên cạnh đó, Bộ đã giao cho Viện Giáo dục Việt Nam xây dựng đề tài đưa giáo dục Kỹ năng sống vào trường học và triển khai đại trà từ sau năm 2010.
 
Thực ra, Kỹ năng sống không phải là mới. Bản thân trong các môn học cũng đã có kỹ năng sống. Trước đây, những kỹ năng này làm chưa khoa học, nay có hẳn đề tài về môn học này thì chắc chắn thực hiện sẽ khoa học hơn.
 
Ngoài ra, ngành giáo dục cũng phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho các em.
 
Để học sinh hiểu và nắm được Kỹ năng sống đòi hỏi giáo viên cũng phải có kiến thức về Kỹ năng sống. Vậy Bộ có triển khai và tập huấn cho đội ngũ giáo viên về những kiến thức này không?
 
Ngoài việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức Kỹ năng sống cho giáo viên thì Bộ cũng rất quan tâm tới việc triển khai chương trình này tới các trường sư phạm.
 
Các trường sư phạm cũng phải tăng cường rèn luyện giáo dục cho các giáo sinh về mặt tâm lý trẻ nói chung và tâm lý giáo dục nói riêng. Rèn luyện cho nữ sinh sư phạm có khả năng ứng xử, nắm bắt tình hình tâm lý học sinh, giúp đỡ các em trong cuộc sống học tập.
 
Bên cạnh đó, cần đào tạo đội ngũ giáo sinh về tư vấn học đường, họ trực tiếp tư vấn cho học sinh. Cái này hiện nay chưa có trong hệ thống sư phạm vì liên quan đến biên chế... nhưng Bộ sẽ suy nghĩ để triển khai.
 
Xin cám ơn Thứ trưởng!
 
                                                                                     Theo Dantri

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục