Phong trào tự làm đồ dùng dạy học được đội ngũ giáo viên nhiệt tình tham gia tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho mỗi giờ học.

Phong trào tự làm đồ dùng dạy học được đội ngũ giáo viên nhiệt tình tham gia tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho mỗi giờ học.

(HBĐT) - Từ khi mới thành lập, 100% lớp học của trường MN xã Yên Mông (TP Hòa Bình) là tranh tre nứa lá, trang thiết bị dạy học nghèo nàn. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của nhà trường, chính quyền địa phương và Hội phụ huynh học sinh, đến nay trường đã có 7 phòng học kiên cố, 3 phòng học cấp 4, chất lượng hai mặt giáo dục cũng từng bước được nâng lên.

 

Trường Mầm Non xã Yên Mông được chính thức thành lập từ năm 1984 (khi đó Yên Mông vẫn còn là địa bàn của huyện Kỳ Sơn), điều kiện cơ sở vật chất vô cùng khó khăn. Trường lúc đó có 4 lớp mẫu giáo ghép đặt tại trung tâm xã. Gọi là “lớp học” nhưng thực ra là phải học nhờ trong hội trường của HTX, bàn, ghế, đồ chơi do phụ huynh tự làm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Nhận thức của phụ huynh về vấn đề giáo dục còn hạn chế đã gây ra nhiều trở ngại cho nhà trường.

 

Khó khăn là vậy nhưng với lòng yêu nghề, yêu trẻ, đội ngũ giáo viên vẫn kiên trì bám trường, bám lớp, phối hợp cùng chính quyền, nhân dân địa phương từng bước xây dựng CSVC. Để cải thiện, nâng cao điều kiện học tập cho các cháu, hàng năm nhà trường đã kêu gọi, huy động được hàng trăm ngày công của phụ huynh tham gia sửa sang lớp học, san mặt bằng làm sân chơi; kết hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục. Những năm qua, hướng đến mục tiêu “ Nâng cao chất lượng giáo dục các trường vùng khó khăn, rút ngắn sự chênh lệch về chất lượng giáo dục ở những vùng trung tâm thành phố và các trường vùng ven, vùng sâu vùng xa”, nhà trường đã thường xuyên nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của UBND Thành phố Hoà Bình và Phòng GD & ĐT Thành phố về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất.

 

Trong suốt một thời gian dài vì điều kiện khó khăn nên nhà trường chưa bố trí được cho trẻ ăn bán trú. Bắt đầu từ năm 2000, việc cho trẻ ăn bán trú mới được triển khai ở chi chính, sau đó mở rộng ra các chi phụ. Để cải thiện bữa ăn cho các cháu, nhà trường đã phát động đến từng phụ huynh phong trào tăng gia “Trồng một cây, nuôi một con”, mỗi tháng ủng hộ một bữa chính. Từ đó, trường đã có thêm điều kiện để chăm sóc các cháu tốt hơn. Thực hiện cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn và tích cực tuyên truyền đến phụ huynh cách nuôi dạy trẻ khoa học. Nhờ vậy, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của nhà trường đã giảm từ 18% (năm 2005) xuống còn dưới 10% (năm học 2009 – 2010).          

 

Bà Nguyễn Thị Xuân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thì hoạt động giáo dục được nhà trường hết sức chú trọng. Đội ngũ giáo viên luôn nỗ lực vượt mọi khó khăn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, trường có 16 giáo viên, 100% đạt chuẩn và 32% vượt chuẩn”. Khắc phục khó khăn, thiếu thốn trang thiết bị giảng dạy , mỗi tháng, mỗi giáo viên đều có một bộ đồ dùng dạy học tự làm. Với những nỗ lực liên tục của đội ngũ giáo viên và sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, trường MN xã Yên Mông đã ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục. Qua đó, tạo sự yên tâm, tin tưởng từ phụ huynh. Số lượng trẻ huy động đến trường ngày càng tăng, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp luôn đạt 100%, 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Nhà trường vinh dự 7 năm liền được Sở GD & ĐT và UBND Thành phố Hoà Bình khen tặng là tập thể lao động tiên tiến.

 

Đầu năm học 2009 – 2010, chương trình kiên cố trường lớp giai đoạn II, trường đã hỗ trợ 1,8 tỷ đồng để xây dựng phòng học, bếp ăn một chiều, tường bao, nhà để xe….Khi cơ sở vật chất đã bước đầu được xây dựng khang trang, sạch đẹp, cô và trò nhà trường phấn khởi, nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, phấn đấu xây dựng “Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I” vào năm học 2010 - 2011.

                                                           

 

 

                                                                             Dương Liễu

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục