Tháng 9/2009, Bộ GD-ĐT ra văn bản "cấm dạy trước cho trẻ vào lớp 1". Tháng 3/2010, người đứng đầu ngành giáo dục yêu cầu 5 thành phố lớn có giải pháp chấm dứt hiện tượng "luyện thi tiền lớp 1".

Thực tế thì sao? Các lớp dịch vụ công khai để ôn trước kỳ thi tuyển vào lớp 1 ở một số trường tiểu học vẫn "đắt hàng". Có nơi, người nhà của các cán bộ quản lý giáo dục vẫn đưa trẻ 5 tuổi đi luyện chữ tấp nập. Và, vào những ngày này, nhiều phụ huynh đã nháo nhào tìm lớp cho con học trước cho chắc, thậm chí còn "tạm biệt sớm" mẫu giáo để tập trung luyện ôn.

Mô tả ảnh.
(Ảnh minh họa: Một giờ học chữ của HS lớp 1 trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Bảo Anh)

Không học, bạn khác cũng học

Mừng mừng tủi tủi, chị Hằng ở Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) khoe đã tìm được lớp học chữ cho cậu con trai 5 tuổi. Lớp học cách chỗ chị làm khoảng nửa cây số trên đường Bưởi (Hà Nội), cách nhà đến gần chục cây số. Không ngại chuyện đi xa, miễn là con có chỗ học tốt nên gia đình anh chị chẳng từ nan.

Không hiểu tốt thế nào, nhưng theo chị, mấy người bạn gần đó cũng đã cho con đi học. Lớp học là nhà riêng của một cô giáo đã về hưu và dạy trẻ nhiều năm nay. Những người đã cho con học nhận xét, trẻ vào học tuy chữ không được đẹp nhưng nền nếp rất ngoan, nhanh biết chữ, biết đọc. Đồng thời, ở đây, trẻ sẽ được nuôi ăn như ở trường mẫu giáo và học chữ thay vì học "nhảy múa hát ca".

Nghe nói vậy, chị liền tất tả đến tìm hiểu, xin học và về cắt suất ở trường mẫu giáo. Dù được nhiều người khuyên là theo quy định không cần phải cho trẻ học trước khi vào lớp 1 nhưng chị lại lo lắng theo kiểu, con sinh vào cuối năm, "non" hơn các bạn đồng trang lứa nên buộc phải cho đi học trước. 

Đây cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh khi tìm lớp cho con học trước.

Năm ngoái, chị Thu Anh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng "dời" cô con gái từ trường mẫu giáo về nhà cô để học chữ. Theo chị, lớp mẫu giáo lớn chỉ là hình thức trông trẻ mà chị thì cần cho con mình biết chữ trước khi vào lớp 1. Chị đã hỏi khắp bạn bè để tìm được một cô giáo tiểu học nghỉ hưu có mở lớp ở nhà để gửi con vào đó học bán trú. Thậm chí, khi vào tháng hè, chị còn xin tiếp cô giáo tiểu học để con học chữ theo nguồn chính thống và làm quen với cô giáo.

Không bỏ trường mầm non như 2 phụ huynh trên nên hành trình theo học chữ của mẹ con chị Thanh Lan (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) xem ra vất vả, tất bật hơn.

Chị Lan cho biết, hàng tuần khoảng 3 buổi, sau giờ học, mẹ con chị lại "khăn gói quả mướp" đến chỗ học thêm của cô giáo tiểu học của chính trường chị dự định xin vào. Điều quan trọng là để con làm quen vì đã nhắm vào lớp của cô.

"Không học trước khi vào lớp các bạn đều biết đọc, biết viết, con mình không biết gì sẽ học kém hơn, bị các bạn chê bai dễ chán nản. Trào lưu chung là như vậy thì mình không thể đứng ngoài cuộc" - chị Lan thẳng thắn. 

Rục rịch tháng 3, rầm rộ tháng 7

Theo một hiệu trưởng, việc dạy trước cho trẻ vào lớp 1 chủ yếu diễn ra vào dịp tháng 3 và sẽ rầm rộ trong tháng 7 đến giữa tháng 8.

Những trẻ được gửi bán trú chủ yếu ở các lớp của cô giáo đã về hưu, nhóm trông trẻ, còn các cô giáo tiểu học dạy ngoài giờ do phụ huynh tha thiết "nhờ vả". Lớp hè thì các cô tiểu học dạy nhiều hơn, chủ yếu là để trẻ làm quen cho bớt bỡ ngỡ và dạy những nét chữ cơ bản.

Theo chị Thu Anh, để trẻ không bị ngồi sai tư thế, cầm bút không đúng cách thì việc chọn cô giáo dạy trước rất quan trọng - chị Thu Anh chia sẻ.

Chị Bảo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) gặp phải tình cảnh trớ trêu hơn. Dù vẫn cho con đi học trước đến gần 1 năm, nhưng khi vào lớp 1 được hơn 2 tháng, cu cậu vẫn "u tì quốc".

 Chị Bảo kể, nhiều lần đến đón con, thấy cô giáo kê hẳn cho cu cậu và một vài bạn khác một cái bàn để kèm riêng nhưng việc học cũng không tiến triển nhiều vì dường như lớp "luyện" đông học sinh, nhất là con chị lại không chịu tập trung.

Cô giáo cũng thường gọi điện "phàn nàn" về việc chậm tiếp thu của cháu khiến chị Bảo vô cùng lo lắng. Sau đó, để khắc phục tình trạng này, chị được bạn bè mách đến lớp học của một cô giáo về hưu ở trên đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).

Tuy cách nhà đến cả chục cây số nhưng hàng ngày, cứ sau giờ học ở trường, cu cậu này lại lên xe ôm (mỗi ngày hết 40.000 đồng - chị Bảo kể) đến lớp học.

Chị Bảo thừa nhận, dù là một giảng viên đại học nhưng không thể dạy được con do cu cậu được nuông chiều từ nhỏ. Khi chuyển  "lò ôn", cu cậu tiến bộ,ngoan và nền nếp hơn trước.

Nhớ lại việc cho con đi học từ 5 tuổi trước đó 1 năm, chị Bảo giãi bày: "Tôi sợ con người ta học rồi, con mình không biết gì lại bị các bạn chê cười là học dốt. Tôi không sợ cháu dốt nhưng sợ ảnh hưởng đến tâm lý bị chê bai của trẻ".

Còn anh Phương (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) thì thẳng thắn chia sẻ, Bộ GD - ĐT nói là không nên đi học trước, nhưng các cô giáo không nghĩ thế.

"Các cô chả muốn mất thời gian luyện cho các cháu đâu. Nếu không học trước, có khi cô lại gọi cho bố mẹ, bảo cháu nó chậm lắm, khiến mình hoảng vì tưởng con  có vấn đề về trí tuệ" – Anh Phương nói.

Với suy nghĩ như thế, nên trước khi vào lớp 1, anh đã cho con gái đi học đánh vần, ghép chữ trước. Lớp học ôn do chính cô giáo ở trường tiểu học mà con anh sẽ học khi vào năm học mới.

 

                                                                        Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phong trào tự làm đồ dùng dạy học được đội ngũ giáo viên nhiệt tình tham gia tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho mỗi giờ học.
Không có hình ảnh

Nhiều thí sinh vẫn ghi sai trong hồ sơ ĐKDT

Chỉ còn 3 ngày nữa là hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ 2010 nên lượng thí sinh đến nộp hồ sơ rất đông. Theo nhiều cán bộ thu nhận hồ sơ, nhiều thí sinh vẫn ghi sai mã trường, mã ngành, địa chỉ thường trú, nguyện vọng...

Công bố kết quả tuyển thẳng đại học, cao đẳng trước ngày 30-6

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD - ÐT) vừa hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) năm 2010.

Bùi Văn Hoản – cậu trò nhỏ khuyết tật học giỏi

(HBĐT) - Ngôi nhà nhỏ ở xóm Mòi, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn văng vẳng tiếng đánh vần đọc bài của một cậu bé. Dù chưa thực sự tròn vành rõ chữ, nhưng giọng đánh vần rõ ràng và dứt khoát. Đó là em Bùi văn Hoản, học sinh tật nguyền lớp 7 B, trường THCS Tân Lập đang dạy học cho cô em gái tật nguyền của mình những con chữ đầu tiên khi em cũng bắt đầu bước vào lớp 1.

Ngăn chặn bạo lực học đường - Cách nào?

Trên các phương tiện thông tin đại chúng lẫn các trang web của các mạng xã hội gần đây xuất hiện dày đặc thông tin, hình ảnh cô cậu học sinh mặt búng ra sữa thượng cẳng chân, hạ cẳng tay giống như cảnh những tay “anh chị” đang hành xử nhau trong các phim xã hội đen. Vậy vấn đề bạo lực học đường đã đến mức báo động đỏ hay chưa, lỗi tại nhà trường hay tại gia đình và giải quyết vấn đề này như thế nào? Để góp phần giải đáp những câu hỏi trên, Báo SGGP xin chuyển tải những ý kiến, giải pháp của những người trong cuộc xung quanh vấn đề nóng này.

Hơn 500 nghìn chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) cho biết: Năm 2010, tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới đại học (ÐH), cao đẳng (CÐ) hệ chính quy là hơn 512 nghìn 800. Trong tổng số 373 trường ÐH, CÐ có 133 trường không tổ chức thi (46 trường ÐH, 87 trường CÐ). Trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy, có hơn 272 nghìn chỉ tiêu hệ ÐH và 240 nghìn 600 chỉ tiêu hệ CÐ.

Học sinh có nên "kinh doanh"?

Nhiều học sinh tập kinh doanh như bán thiệp, băng đĩa học tập cho bạn với giá rẻ. Nhưng cũng có trường hợp học sinh cho bạn vay tiền rồi lấy lãi cao, hay kiếm tiền bằng việc giải bài tập ở nhà thay bạn để lấy thù lao...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục