Hiện có tới 18 đầu sách tham khảo cấp THPT của NXB Giáo dục và NXB Hà Nội đứng tên tác giả Nguyễn Hải Châu

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố môn thi tốt nghiệp THPT 2010, thị trường sách tham khảo phục vụ cho kỳ thi này rơi vào tình trạng hỗn loạn với vô vàn đầu sách.


Sách tham khảo nhiều không đếm nổi


Không chỉ mỗi môn thi đã có vài chục đầu sách khác nhau mà ngay cả mỗi nhà xuất bản (NXB) cũng tung ra tới vài bộ sách tham khảo trọn gói, từ toán, văn, tiếng Anh, tiếng Pháp, sử, địa. Trong đó, NXB Giáo dục là đơn vị có nhiều sách tham khảo nhất.

Đi vào bất kỳ cửa hàng sách nào trên phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội, chúng tôi cũng đếm được vài ba chục đầu sách tham khảo môn sử; môn địa cũng gần chục đầu sách. Riêng các môn “trọng tâm” như toán, văn, tiếng Anh thì sách tham khảo nhiều đến mức không đếm nổi.


Tuy nhiên, nếu đọc kỹ sẽ thấy rất nhiều nội dung trong các cuốn sách này trùng lắp nhau. Nhiều đầu sách do hai nhóm tác giả khác nhau biên soạn nhưng tựa lại giống hệt nhau hoặc có những tác giả viết đến 3, 4 đầu sách, mỗi sách in ở một NXB khác nhau.



Sách tham khảo đứng tên chủ biên là ông Nguyễn Hải Châu


Đơn cử, NXB Giáo dục tung ra thị trường hàng loạt bộ sách tham khảo có nội dung tương tự, cùng tác giả nhưng khác nhau về giá bán như bộ Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2009-2010 cho từng môn hay bộ Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cho 8 môn học.


Đặc biệt, hiện trên thị trường có ít nhất 18 đầu sách tham khảo cấp THPT của NXB Giáo dục và NXB Hà Nội đứng tên tác giả Nguyễn Hải Châu liên quan tới tất cả các môn học, từ sinh, tin học, lý, toán... của các khối lớp 10, 11, 12, nhất là những đầu sách “hot” hiện nay như  bộ Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT các môn toán, lý, hóa, sử, văn, tiếng Pháp... Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học của Bộ GD-ĐT hiện nay cũng là ông Nguyễn Hải Châu.

 
“Sẽ rút kinh nghiệm trong Bộ GD-ĐT!”


Tại cuộc họp báo chiều 8-4, trước hàng loạt câu hỏi của các phóng viên về việc một lãnh đạo vụ đảm nhận nhiệm vụ chỉ đạo về chuyên môn lại đứng tên chủ biên hàng chục cuốn sách, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Bộ GD-ĐT, cho biết đến thời điểm này Bộ GD-ĐT chưa có chủ trương giao cho đơn vị hay cá nhân nào biên soạn sách tham khảo.

Việc có nhiều NXB ra sách tham khảo là do làm theo Luật Xuất bản. Giáo viên ở sở GD-ĐT, ở trường hay cán bộ công chức đang công tác ở bộ có thể tham gia biên soạn sách tham khảo nhưng việc này hoàn toàn mang tính cá nhân, không liên quan đến bộ.


Có ý kiến cho rằng cán bộ quản lý tham gia biên soạn sách tham khảo đúng mảng phụ trách chỉ đạo có thể dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc từ phía phụ huynh và học sinh vì lâu nay các trường vẫn quan niệm tài liệu tham khảo nào có tên của cá nhân trong bộ thì xem như đó là giới hạn chương trình.

Ông Chuẩn cho biết bộ đã có văn bản hướng dẫn về ôn thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, bộ chỉ đạo các trường không căn cứ vào tài liệu tham khảo nào cũng như không có giới hạn chương trình ôn thi.

Cũng theo ông Chuẩn, ở Bộ GD-ĐT, cơ quan quản lý chuyên môn là Vụ Giáo dục Trung học còn ra đề là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. “Những người làm chuyên môn không tham gia ra đề thi. Nếu họ vi phạm Luật Công chức thì chúng tôi sẽ xử lý” - ông Chuẩn nói.


Theo bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, có thể có một hoặc nhiều người tên Nguyễn Hải Châu. Bà Nghĩa cũng cho rằng một người là tác giả của nhiều đầu sách không vi phạm Luật Xuất bản song không nên làm như vậy.

“Nếu là cán bộ của bộ thì phải dành nhiều thời gian cho công việc chuyên môn, tránh hiểu lầm là bộ làm sách để bắt mua. Bộ sẽ tìm hiểu và rút kinh nghiệm trong cơ quan” - bà Nghĩa nhấn mạnh

 

 

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phong trào tự làm đồ dùng dạy học được đội ngũ giáo viên nhiệt tình tham gia tạo nên sự phong phú, hấp dẫn cho mỗi giờ học.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Công bố kết quả tuyển thẳng đại học, cao đẳng trước ngày 30-6

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD - ÐT) vừa hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) năm 2010.

Bùi Văn Hoản – cậu trò nhỏ khuyết tật học giỏi

(HBĐT) - Ngôi nhà nhỏ ở xóm Mòi, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn văng vẳng tiếng đánh vần đọc bài của một cậu bé. Dù chưa thực sự tròn vành rõ chữ, nhưng giọng đánh vần rõ ràng và dứt khoát. Đó là em Bùi văn Hoản, học sinh tật nguyền lớp 7 B, trường THCS Tân Lập đang dạy học cho cô em gái tật nguyền của mình những con chữ đầu tiên khi em cũng bắt đầu bước vào lớp 1.

Ngăn chặn bạo lực học đường - Cách nào?

Trên các phương tiện thông tin đại chúng lẫn các trang web của các mạng xã hội gần đây xuất hiện dày đặc thông tin, hình ảnh cô cậu học sinh mặt búng ra sữa thượng cẳng chân, hạ cẳng tay giống như cảnh những tay “anh chị” đang hành xử nhau trong các phim xã hội đen. Vậy vấn đề bạo lực học đường đã đến mức báo động đỏ hay chưa, lỗi tại nhà trường hay tại gia đình và giải quyết vấn đề này như thế nào? Để góp phần giải đáp những câu hỏi trên, Báo SGGP xin chuyển tải những ý kiến, giải pháp của những người trong cuộc xung quanh vấn đề nóng này.

Hơn 500 nghìn chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) cho biết: Năm 2010, tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới đại học (ÐH), cao đẳng (CÐ) hệ chính quy là hơn 512 nghìn 800. Trong tổng số 373 trường ÐH, CÐ có 133 trường không tổ chức thi (46 trường ÐH, 87 trường CÐ). Trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy, có hơn 272 nghìn chỉ tiêu hệ ÐH và 240 nghìn 600 chỉ tiêu hệ CÐ.

Học sinh có nên "kinh doanh"?

Nhiều học sinh tập kinh doanh như bán thiệp, băng đĩa học tập cho bạn với giá rẻ. Nhưng cũng có trường hợp học sinh cho bạn vay tiền rồi lấy lãi cao, hay kiếm tiền bằng việc giải bài tập ở nhà thay bạn để lấy thù lao...

Hết thời luyện thi!

Mọi năm, vào thời điểm này, các sĩ tử ồ ạt kéo nhau vào TPHCM luyện thi vào ĐH, CĐ, nhưng năm nay, cảnh đìu hiu thấy rõ dù nhiều trung tâm quảng cáo và làm đủ cách chiêu sinh song.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục