Thu Phương luôn chăm chỉ và tìm tòi phương pháp học hay.
(HBĐT) - “Trần Thị Thu Phương là một học trò chăm chỉ, khả năng tư duy nhậy bén và kỹ năng học, thi rất tốt”. Đó là lời nhận xét chứa bao niềm tự hào của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thu Trang, Lãnh đội đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lý của trường THPT Năng khiếu chuyên Hoàng Văn Thụ. Cô học trò giỏi Thu Phương đó vừa đạt giải nhì môn Địa lý, kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2010.
Câu chuyện đầu tiên Thu Phương chia sẻ với chúng tôi chính là cảm xúc và cái duyên của em với môn học Địa lý. Thu Phương kể, từ những năm học THCS, em học môn học Địa lý rất nhập tâm, dễ hiểu, dễ mở rộng. Càng học, em càng cảm nhận được sự logic, gần gũi trong các phần học và sự mở rộng với thực tế của cuộc sống. Năm học lớp 9, (trường THCS Hữu Nghị) em đã được tham dự đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn học này và giành được giải nhì. Lên bậc học THPT, được học lớp chuyên Địa lý của trường chuyên Hoàng Văn Thụ, Thu Phương càng quyết tâm và yêu thích môn học này hơn. Môi trường em đang học tập và rèn luyện là một môi trường rất tốt đã giúp em luôn nỗ lực, học tập để đạt thành tích cao nhất. Cô giáo dạy em rất tận tình; phương pháp dạy rất dễ hiểu, dễ nhớ; thông tin và phương pháp dạy của cô cũng luôn được đổi mới, mở rộng. Tập thể lớp em cũng là một tập thể xuất sắc. Các bạn luôn chịu khó học hỏi, thi đua học tập tốt. Cùng với gia đình em, gia đình luôn ngập tràn tiếng cười, sự động viên, khích lệ đã tạo cho em sự tự tin để thực hiện tốt kỳ thi.
Thu Phương có phương pháp học và luyện kỹ năng thi rất khoa học. Em cho biết: để học tốt môn Địa lý, em phải rất chăm chỉ. Em học phần lý thuyết theo các chuyên đề, lập các bảng biểu tổng kết ngắn gọn kết hợp với việc bám theo Atlat. Cách học lý thuyết này giúp em ghi nhớ, khắc sâu kiến thức và củng cố kỹ năng, huy động kiến thức tổng hợp khi làm bài thi. Phần vẽ biểu đồ cũng là phần được Phương chú trọng rèn luyện một cách nhuần nhuyễn, chính xác, thẩm mỹ và nhanh chóng. Để luyện kỹ năng thi, Thu Phương đã tìm nhưng đề thi khó để làm. Em cũng tự đặt ra các tiêu chí như: viết đúng, viết đủ, viết nhanh, viết hay… Mỗi lần làm một đề thi mới em lại cố viết gọn hơn, nhanh hơn, sắp xếp ý viết logic, ngắn gọn dễ hiểu hơn. Theo kinh nghiệm tham gia các kỳ thi của em thì không phải cứ bài viết dài là đạt điểm cao. Các bài viết nên tác ý rõ ràng, có thể đánh số theo thứ tự, ý chính 1, 2, 3..., ý nhỏ a, b, c... Điều này dễ gây thiện cảm cho người chấm và học sinh dễ đạt điểm cao.
Ngoài học giỏi môn Địa Lý, Thu Phương cũng luôn nỗ lực và chăm chỉ học các môn học tự nhiên, ngoại ngữ và văn học. Các môn học này luôn có sự bổ trợ và ý nghĩa cho nhau. Thời gian ôn tập đội tuyển, Thu Phương được thầy cô và các bạn trong lớp giảng lại bài và ghi bài đầy đủ….Với ước mơ tương lai sẽ trở thành phóng viên truyền hình và trước sự tự tin trong giao tiếp, trong sự am hiểu kiến thức xã hội, sự chịu khó tìm tòi, học hỏi… Tôi tin Thu Phương sẽ thành công với những ước mơ và cuộc sống tương lai tươi đẹp.
Qua ghi nhận sơ bộ số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ năm 2010, thí sinh vẫn lựa chọn những ngành có “giá trị thặng dư” cao như kinh tế, tài chính, trong khi ngành sư phạm thì rất đìu hiu. Nỗi lo đầu vào đối với “cỗ máy cái” đào tạo giáo viên đã được cảnh báo lâu nay nhưng có vẻ như năm nay càng trở nên đáng nói hơn.
Ngành giáo dục rất cần một sự cải tổ theo hướng giảm tải mạnh hơn nữa, tăng thời gian thảo luận, tự học và sáng tạo theo sở thích, và nên coi đây là công việc cấp bách, có tầm quan trọng sống còn. Ngay lúc này, có thể thành lập hệ thống câu lạc bộ Sáng Tạo Kiên Trì (CLB STKT ) ở các trường phổ thông, nhằm thu hút học sinh tham gia trong thời gian rỗi, đặc biệt là các em có năng lực trí tuệ trên mức trung bình, có khả năng giải quyết nhanh các bài tập được giao ở trường.
Phải chấp nhận lịch học theo thời gian rảnh của giảng viên, thường xuyên đối diện với việc nghỉ học bất ngờ, chịu học dồn ngày thứ 7, chủ nhật... Đó chính là nỗi khổ của sinh viên học các khoá liên thông tại nhiều ĐH, CĐ.
Ngày 20-4, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp Liên minh chiến dịch toàn cầu hành động vì giáo dục tổ chức hưởng ứng Tuần toàn cầu vì mục tiêu giáo dục cho mọi người từ ngày 19 đến 25-4 với chủ đề chính "Tăng cường đầu tư cho giáo dục".
(HBĐT) - Ngày 20/4, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi tốt nghiệp năm học 2009 – 2010 cho hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT và giám đốc, phó giám đốc Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2009 – 2010, đoàn học sinh giỏi tỉnh ta có 74 em tham dự ở 12 môn thi gồm: Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học,Tin Học, Ngữ Văn, Địa Lý, Lịch Sử, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Nga. Kết quả đã có 40 em đạt giải, trong đó có 39 em ở trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, 1 em ở trường Phổ thông DTNT tỉnh.