Trong miếu thờ thần Hoàng làng, bên những tấm bia tiến sĩ, học sinh, phụ huynh chăm chú nghe tư vấn tuyển sinh.
Hàng năm cứ gần kỳ thi đại học, phụ huynh, học sinh cấp 3 làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương) lại tập trung về miếu thờ thần tổ Vũ Hồn để được tư vấn tuyển sinh.
Mang trong mình niềm tự hào là người con của Mộ Trạch, làng tiến sĩ độc nhất vô nhị ở Việt Nam, những người họ Vũ đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội đã tổ chức tư vấn cho học sinh sắp vượt vũ môn với mong muốn con em mình tiếp bước truyền thống khoa bảng của cha anh.
Ban tổ chức tư vấn tuyển sinh gồm các anh Vũ Huy Văn (cán bộ quản lý giáo dục Học viện kỹ thuật Quân sự), Vũ Xuân Kiên (quản lý website dòng họ Vũ), Vũ Duy Giang (giảng viên ĐH Công nghiệp Hà Nội). Họ đã tổ chức thành công 3 lần tư vấn trực tiếp cho học sinh Mộ Trạch.
Nhớ lại ngày đầu nảy ra ý tưởng, anh Văn kể: "Những doanh nhân thành đạt có thể đóng góp tiền của để xây dựng đình chùa, đường xá cho quê hương. Nhưng chúng tôi lại rất hạn chế vì điều kiện không cho phép. Chúng tôi đã chọn cách tổ chức tư vấn tuyển sinh, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết của mình cho con em trong làng, để các em có thể vươn cao, vươn xa trong sự nghiệp".
Anh Văn và Kiên đã tìm gặp những người họ Vũ thành đạt để xin ý kiến và kinh nghiệm tổ chức. Khi nghe các anh trình bày ý tưởng, họ đã tham mưu, tư vấn nên chuẩn bị nội dung như thế nào, cách trình bày ra sao để các em dễ hiểu nhất.
Tổ tư vấn tuyển sinh dòng họ Vũ được hình thành do anh Vũ Huy Văn làm trưởng nhóm. Trong mỗi chương trình, các anh luôn cung cấp những thông tin định hướng lập thân, lập nghiệp, lựa chọn ngành học, trường học, phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo học tập, ôn luyện và thi cử, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm hay, những bài học quý cho các em.
Là hoạt động mang đậm chất dòng tộc, chương trình tư vấn chọn miếu thờ thành Hoàng làng làm nơi tổ chức. Anh Văn giải thích: "Trong miếu thờ, bên cạnh bia tiến sĩ của làng, các em sẽ càng có quyết tâm học tập hơn để gìn giữ được tiếng thơm của làng tiến sĩ".
Không chỉ tư vấn cho học sinh lớp 12 chuẩn bị thi đại học, các em lớp 11 và phụ huynh cũng tham gia đông đảo. "Học sinh lớp 11 đến để nghe ban tư vấn nói chuyện, trả lời câu hỏi của các anh chị mà chuẩn bị tư tưởng, định hướng cho tương lai. Phụ huynh cũng sẽ hiểu rõ hơn về kỳ thi ĐH, các trường học, hiểu được tâm tư nguyện vọng của con em, từ đó có cách động viên, giúp đỡ tốt nhất", anh Kiên chia sẻ.
Bên cạnh việc tư vấn trực tiếp, tổ tư vấn dòng họ Vũ còn nhận câu hỏi và trả lời qua email cho học sinh. Anh Văn cho biết tổ còn hỗ trợ qua số điện thoại đường dây nóng. Khi các em gọi đến nhờ tư vấn sẽ được gọi lại ngay. Tổ cũng sẽ liên hệ với con cháu họ Vũ đang học tập và công tác trên Hà Nội hỗ trợ nơi ở cho thí sinh đi thi.
Học sinh đưa ra những băn khoăn, thắc mắc của mình nhờ giải đáp. Ảnh: Hoàng Thùy. |
3 năm tổ chức tư vấn tuyển sinh, các thế hệ học sinh đỗ đạt của Mộ Trạch năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhờ tiếp thu kinh nghiệm học tập quý báu, nhiều sĩ tử đã đạt điểm số rất cao trong kỳ thi, như em Nguyễn Minh Châu, Vũ Thị Thúy, Vũ Nhật Sơn... có số điểm gần tuyệt đối trong kỳ thi tuyển sinh năm 2009. Vũ Thị Trang và Vũ Thị Nghi năm đầu tiên thi đỗ hai ĐH, năm sau thi tiếp lại đỗ ĐH Hà Nội. Hiện hai em theo học cả hai trường.
Tình nguyện giúp tổ tư vấn làm việc, Vũ Thị Thúy cho biết: "Các anh trong tổ tư vấn đều là người làng, rất gần gũi nên chúng em có thể hỏi tất cả những gì băn khoăn mà không thấy ngại. Chính những kinh nghiệm học tập, làm việc của những người đi trước đã thúc đẩy em phải cố gắng, phải phấn đấu để không hổ danh là con cháu của làng tiến sĩ".
Dù bận bịu với công việc của mình, nhưng cứ sau Tết, những thành viên của nhóm tư vấn tuyển sinh làng Mộ Trạch lại tập trung chuẩn bị nội dung. Không chỉ bó hẹp trong phạm vi làng, năm nay những người tổ chức còn tư vấn cho con em họ Vũ ở khắp cả nước. Anh Vũ Huy Văn tâm sự: "Mất một chút thời gian, đôi khi phải nghỉ làm để tập trung cho buổi tư vấn, nhưng rất vui bởi niềm tự hào quê hương, dòng tộc đã khơi nguồn đam mê cho các anh".
Mộ Trạch là ngôi làng cổ văn hoá với lịch sử hơn 1.200 năm, có truyền thống hiếu học và khoa bảng. Làng quê này có nhiều người đỗ đạt tiến sĩ nhất Việt Nam với 36 vị đỗ tiến sĩ trong các thời kỳ phong kiến (trong đó có 29 vị họ Vũ). Đặc biệt khoa thi năm Bính Thân 1856, cả nước có 3.000 sĩ tử thi Đình chọn 6 vị tiến sĩ thì làng Mộ Trạch đỗ 3 vị. Vua Tự Đức từng bút phê “Nhất gia bán thiên hạ” (Một nhà bằng nửa nước). |
Theo VnExpress
Những bản làng heo hút nơi "lưng trời", thưa thớt bóng người qua lại. Con đường đến trường dài cả chục cây số, dốc núi quanh co. Cuộc sống nghèo khó, cái đói, cái rét vẫn quẩn quanh các bản làng mỗi khi vào mùa giáp hạt. Tất cả đang là những thách thức ngăn bước tới trường của học sinh vùng cao.
Nhân việc GS-TS T.N.T bị tố giác sử dụng một phần giáo trình nước ngoài cho giáo trình do ông chủ biên mà không dẫn nguồn, Báo NLĐ xin giới thiệu ý kiến của TS Vũ Thị Phương Anh quanh vấn đề này
(HBĐT) - Trong năm 2010, toàn tỉnh có 521 trường học đăng ký thực hiện. Qua kiểm tra, khảo sát đã có 475 trường đạt tiêu chuẩn trường học văn hoá. Trong đó, Lương Sơn có 66 trường, Lạc Sơn 48 trường, Đà Bắc 62 trường, Tân Lạc 58 trường, Mai Châu 48 trường và TPHB có 43 trường.
Trong khi ngành giáo dục vẫn giữ quan điểm phát âm hệ thống chữ cái theo “a, bờ, cờ” cho học sinh tiểu học dễ ghép vần thì nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng cần thống nhất cách phát âm “a, bê, xê” cho phù hợp với xu thế hội nhập. Xem ra, “a, bờ, cờ” hay “a, bê, xê” sẽ vẫn còn là chuyện... nói mãi.
Kế đến là Trường ĐH Công đoàn với tỷ lệ "chọi" 1/14,6. Trường ĐH Thương mại có tỷ lệ "chọi" 1/11. Với tỷ lệ 1/9,5 Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đứng thứ 5 trong tổng số gần 30 trường ĐH công bố tỷ lệ "chọi" ĐH Y Hà Nội có tỷ lệ "chọi" 1/16.
Ngay khi nhận đề thi, thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi, nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ phải lập tức báo cho giám thị để kịp thời xử lý. Nếu không phát hiện hoặc để gần cuối buổi thi mới báo cáo, TS phải tự chịu trách nhiệm.