Vừa qua, Sở GD-ĐT TPHCM đã công bố kế hoạch và chỉ tiêu tuyển giáo viên cho năm học 2010-2011. Cũng như mọi năm, sở ưu tiên cho những ứng viên tình nguyện đi dạy ở vùng ven, ngoại thành. Tuy nhiên, thực tế qua các mùa tuyển giáo viên mọi năm cho thấy, tình trạng thiếu giáo viên những nơi này vẫn tồn tại. Có dịp về thăm đời sống giáo viên vùng ven, ngoại thành, mới thấu hiểu được nơi đây tồn tại nhiều điều bất cập trong việc thu hút cũng như giữ chân những người “gõ đầu trẻ”.

 

Nao lòng đời sống giáo viên

Nếu đến Trường THPT Cần Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, mấy ai không nao lòng khi chứng kiến cảnh học sinh và giáo viên cùng ở chung một khu nội trú. Học sinh của Trường THPT Cần Thạnh phần lớn là học sinh ở xã đảo Thạnh An nên nhà trường có khu nội trú dành cho học sinh. Còn giáo viên dạy ở đây, phần lớn là những người có độ tuổi còn rất trẻ, chỉ 25-26 và hầu hết là giáo viên ở các tỉnh. Để tiện việc đi dạy, nhiều giáo viên đã ở chung khu nội trú với học sinh.

Một lớp học nghèo ở vùng ven ngoại thành.

Còn trên ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, nhiều giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An đi dạy xa nhà phải ở lại nhà nội trú nhỏ bé, được xây chen chúc với dãy phòng học ngay trong trường. Cách nội thành hơn 50km, từ trung tâm Sài Gòn, muốn qua đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ phải bắt cho kịp đò, mỗi ngày 3 chuyến. Giáo viên đi dạy ở đây hầu hết là giáo viên từ xã Bình Khánh, thị trấn Cần Thạnh, thậm chí là từ quận 7, Nhà Bè.

Nơi đây không internet, không có vui chơi giải trí. Ngoài giờ lên lớp, thời gian còn lại giáo viên về ở khu tập thể nằm khuất sâu trong ấp đảo. Mấy năm qua, nhiều giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An, hiện vẫn một mình một bóng.  Trong khu nhà tập thể dành cho giáo viên công tác xa nhà, tính đến năm nay vẫn còn 7 giáo viên chưa lập gia đình. Nhiều giáo viên phải đi dạy xa nhà hơn 60km và phải ở lại nhà nội trú. Nhiều giáo viên phải sống xa vợ, xa chồng, xa con. Một tuần 7 ngày, họ chỉ về thăm nhà 1-2 ngày rồi lại khăn gói quay trở lại trường lớp.

Cô Phạm Thị Tuyết Loan, năm nay đã 42 tuổi. Mái tóc dài mượt mà thời con gái đôi mươi giờ đây đã điểm pha sương theo tuổi nghề. 15 năm qua, cô đã gắn đời mình với ngôi Trường Tiểu học Thạnh An nằm trên xã đảo xa xôi này. Gia đình cô ở tận huyện Bình Chánh. Bao năm qua, cô đã quen với cảnh sống xa chồng, xa con, mỗi tuần chỉ gặp nhau 2 ngày rồi quay lại đảo Thạnh An. Vào mùa mưa và ngại đường sá xa xôi, cô ở lại luôn trên đảo, không thể về nhà.

Gần hơn Cần Giờ như huyện Bình Chánh, Nhà Bè, giáo viên cũng phải đi dạy xa nhà. Nhiều giáo viên của huyện Nhà Bè nhà ở tận Gò Vấp, Tân Bình ngày ngày vượt đoạn đường 20km để đi dạy, vậy mà đồng lương chỉ ở mức 1.500.000 - 2.000.000 đồng/tháng, thử hỏi làm sao trang trải cuộc sống, chứ nói chi đến việc thành gia, lập thất. Chính vì thế, có một thực trạng buồn của nhiều giáo viên dạy ở những nơi này là việc khó có gia đình. Như Trường Tiểu học Vĩnh Lộc B, trong hơn 10 giáo viên đi dạy xa nhà, đa phần đều “chăn đơn, gối chiếc” và không ít cô đã có tuổi đời gần 40.

Khổ vì thiếu giáo viên

Dù năm nào trong mục tuyển dụng giáo viên, Sở GD-ĐT TPHCM luôn kêu gọi và ưu tiên cho ứng viên tình nguyện đi ngoại thành dạy, nhưng có mấy ai chịu chấp nhận đi dạy xa nhà, đến một nơi xa xôi, hẻo lánh, mà thu nhập lại thấp. Có một nghịch lý hiện nay, những giáo viên chấp nhận đi dạy ở ngoại thành hầu hết là giáo viên tỉnh khác đến, còn số ở TP chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo đoàn khảo sát của HĐND TPHCM trong đợt về Cần Giờ vừa qua, ai cũng phải giật mình vì tình trạng thiếu giáo viên của huyện này. Nhiều trường tiểu học phải thuê giáo viên ở bậc THCS thỉnh giảng. Một số bộ môn phải lấy giáo viên dạy môn này thay cho môn khác.

Năm học 2010-2011 sắp tới, huyện Cần Giờ đón nhận một tin vui là Trường THPT An Nghĩa sẽ đi vào hoạt động, chia sẻ bớt gánh nặng cho 2 trường THPT Bình Khánh và THPT Cần Thạnh, nhưng niềm vui này lại đi đôi với nỗi lo khác là tình trạng thiếu giáo viên sẽ càng thêm thiếu. Huyện phải  tính tới phương án cắt giảm giáo viên kinh nghiệm ở hai trường THPT Bình Khánh và THPT Cần Thạnh để bổ sung cho Trường THPT An Nghĩa.

Hiện tại, lãnh đạo nhiều trường tại các huyện ngoại thành  TPHCM phải xoay xở trước tình trạng thiếu giáo viên bằng mọi cách: động viên các giáo viên có sẵn dạy hai buổi, ký hợp đồng với giáo viên nghỉ hưu, bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên dạy chéo môn học, bậc học, chứ không thể ngồi chờ đợi “từ trên rót xuống”.

Một cán bộ Sở GD-ĐT TPHCM phân tích: “Không chỉ riêng Cần Giờ mà các huyện ngoại thành, vùng ven đang đối mặt với một thực trạng đau lòng là thiếu giáo viên. Đau lòng hơn, giáo viên về dạy những nơi này, sau 5 năm có kinh nghiệm, vững tay nghề, lại bỏ đi một nơi khác, rồi giáo viên mới về, tiếp tục như thế. Kiếm người đã khó, giữ người lại càng khó hơn”.

Làm sao để thu hút và giữ chân giáo viên, khi thu nhập thấp, không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình? Thêm vào nữa là họ không có đủ điều kiện để đi lại nâng cao kiến thức nghiệp vụ.

Nói như ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM: “Với đồng lương của nghề giáo hiện nay, chỉ đủ trang trải cuộc sống, chứ không có tích lũy”. Chính vì thế, một chính sách chăm lo toàn diện cho giáo viên ngoại thành cần được nhanh chóng đưa vào cuộc sống để giáo viên yên tâm với công việc và sự nghiệp trồng người.

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Gian hàng trao đổi đồ chơi thu hút đông đảo các em thiếu nhi
Điều kiện cơ sở vật chất được cải thiện góp phần tích cực giúp Trường Tiểu học Yên Lạc nâng cao chất lượng giáo dục
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội

Thí sinh nhạy bén với “đầu ra”

Dựa vào tình hình đăng ký dự thi mùa tuyển sinh năm 2010, nhiều chuyên viên đào tạo đánh giá thí sinh đã chọn những ngành gần với cơ hội việc làm

Bổ nhiệm 670 chức danh giáo sư, phó giáo sư

Ngày 17/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư và phó giáo sư (GS, PGS) cho 670 nhà giáo.

Vụ “Không học… vẫn có bằng”: Thu hồi 2 bằng tốt nghiệp

Ngày 17-5, trao đổi với PV , ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: Sau khi Báo SGGP phản ánh về việc “Không học… vẫn có bằng!” tại Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn (Báo SGGP số ra ngày 15 và 17-5), chúng tôi đã cử người xuống nắm tình hình và thực tế cơ sở này có những vi phạm đúng như báo đã đăng. Sở đã có văn bản yêu cầu từ nay đến ngày 20-5 lãnh đạo trường phải báo cáo toàn bộ sự việc để sở xem xét chuyển hồ sơ tiến hành thanh tra.

Prudential tặng 25 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi ở huyện Đà Bắc 

(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào hành động vì trẻ em Việt Nam và hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, ngày 17/5, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã phối hợp với UBND huyện và phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc tổ chức trao quà cho 25 em học sinh nghèo vượt khó học giỏi năm học 2009 – 2010.

Đề nghị nâng mức hỗ trợ HS-SV lên 1,2 triệu đồng/tháng

Học sinh, sinh viên (HS – SV) trên cả nước có thể sẽ nhận được mức vay hỗ trợ là 1,2 triệu đồng/tháng thay vì mức 860.000 đồng/tháng như hiện tại.

Học sinh tiểu học ôn thi như... đại học

Bước vào thi học kì, một số học sinh tiểu học ở trường điểm mỗi tối làm khoảng 20 bài toán, trong một tuần phải học thuộc lòng 7 bài thơ và viết đúng dấu chấm phẩy. Liệu các em có đủ sức “chạy việt dã” trong mùa ôn thi?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục