Ở Trường ĐH FPT có ngày tiết thực, ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có phong trào “ly trà đá vì cộng đồng”… Những cái tên phong trào có hơi đặc biệt nhưng gặp nhau ở một thái độ sống đáng quý của người trẻ: sống vì cộng đồng.

 

Tiết thực để đồng cảm

Hoạt động của ngày tiết thực được bắt đầu bằng các chương trình phát tờ rơi, treo băng rôn, dán poster, tuyên truyền trên website, mail… Trường ĐH FPT chính thức tổ chức “Ngày tiết thực vì cộng đồng” vào ngày 13 hằng tháng. Vào ngày 13/4/2010, tại trường ĐH FPT Hà Nội, hòm quyên góp được đặt tại sảnh chính tầng 1, tòa nhà Detech từ 9h - 17h30 đã nhận được sự quyên góp rất nhiệt tình của nhiều cán bộ, nhân viên, sinh viên trong trường từ việc nhịn ăn bữa sáng. “Ngày tiết thực vì cộng đồng” mong muốn nhân viên, sinh viên FPT trở thành những công dân biết sống vì cộng đồng.

Sinh viên Trường ĐH FPT trong ngày "Tiết thực". (Ảnh: Fpt.edu.vn)

Anh Trần Vũ Quang, cán bộ Giáo dục thể chất, thành viên Ban tổ chức Quỹ “Vì cộng đồng” khẳng định: “Quyên góp tiền không phải là mục tiêu số 1 của phong trào “tiết thực”, mà điều phong trào hướng tới chính là sự đồng cảm với những mảnh đời éo le, những con người đang phải chật vật với cuộc mưu sinh. Chúng ta nhịn ăn để thấu hiểu cảm giác đói, cảm giác khổ của người nghèo”. Số tiền quyên góp vào quỹ phải chính là số tiền tiết kiệm được từ một bữa ăn sáng chứ không phải là tiền túi các bạn bỏ ra. Mục đích cao đẹp này còn được các sinh viên thể hiện rõ bởi một tờ giấy lưu ý ngay gần hòm quyên góp: “Hôm nay bạn đã ăn sáng? Xin vui lòng không quyên góp! Hẹn gặp lại ngày 13 tháng sau!”.

Bạn Đàm Cao Tới (Lớp PC 0502, khóa 5, trường ĐH FPT) tâm sự: “Sinh viên như bọn mình nhịn một bữa ăn sáng cũng không sao cả, nhưng điều quan trọng là với số tiền bé như vậy mà có thể giúp được nhiều người nghèo thì mình thấy rất vui”.

Theo chủ trương của ban tổ chức “Ngày tiết thực vì cộng đồng”, số tiền quyên góp được sẽ giao cho Đoàn Thanh niên Trường ĐH FPT quản lý và mỗi tháng sẽ tổ chức một hoạt động cụ thể tại một số “địa chỉ đỏ” do cán bộ, sinh viên trong trường tìm hiểu và cung cấp thông tin. Trong đó, ban tổ chức ưu tiên hàng đầu cho những nơi mà được ít người biết đến nhất, để có thể mang sự giúp đỡ kịp thời và cần thiết đến cho người nghèo.

Cốc trà đá vì người nghèo

Ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lại có chương trình “Mỗi tuần, mỗi sinh viên ủng hộ một cốc trà đá”. Giá trị mỗi cốc trà đá chỉ là 1.000 đồng. Tuy nhiên, với một trường đại học đông sinh viên như trường ĐH Bách khoa thì số tiền thu được có thể lên tới con số 20 triệu đồng/tuần, 80 triệu đồng/tháng. Phong trào sẽ tạo nên “văn hóa chia sẻ” trong cộng đồng sinh viên.

Thầy Lê Hiếu Học, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐH Bách khoa cho biết: “Không chỉ là khi nào có thiên tai, lũ lụt, sinh viên mới bỏ tiền túi hay trích quỹ lớp ra ủng hộ. Nếu làm vậy, vừa không kịp thời và không nâng cao nhận thức của sinh viên về tính cộng đồng trong xã hội. Nhiều sinh viên chỉ coi đó là trách nhiệm của mình được nhà trường giao cho”. Số tiền thu được từ phong trào “Mỗi tuần, mỗi sinh viên ủng hộ một cốc trà đá” sẽ được chuyển vào Quỹ “Tuổi trẻ Nhân ái” do Đoàn Thanh niên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành lập và quản lý.

Cùng với kinh phí thu được từ các hoạt động khác của Quỹ, số tiền sẽ được sử dụng cho việc: Hỗ trợ trực tiếp sinh viên của trường đang gặp khó khăn, éo le trong học tập và cuộc sống, sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên gia đình chính sách; ủng hộ các chương trình quyên góp “Vì người nghèo”, hỗ trợ đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, tổ chức các hoạt động giao lưu, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong các dịp Quốc tế thiếu nhi, Trung Thu, Noel, Tết Nguyên đán… 

Phong trào này sẽ được triển khai vào ngày thứ Năm hằng tuần, Đoàn trường đặt bàn thu tại các khu giảng đường chính. Mỗi sinh viên tham gia ủng hộ chương trình sẽ điền vào một phiếu đăng ký tên tuổi, số lượng và những lời nhắn, cảm nhận của mình khi tham gia ủng hộ. Điều này vừa đảm bảo tính minh bạch trong công tác kiểm kê, tổng hợp. Đồng thời, những lời nhắn của các bạn sinh viên sẽ được sử dụng làm tư liệu để phát trong chương trình phát thanh “Cốc trà đá” tại ký túc xá.

                                                                                     Theo Dantri

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục