Từ năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm (học sinh bắt đầu học ngoại ngữ từ lớp 3 cho đến lớp 12). Dù thực hiện từng bước nhưng chương trình này gặp rất nhiều khó khăn

Theo đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020, từ năm học 2010 - 2011, chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm sẽ được Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện.

Trong năm đầu tiên, khoảng 20% học sinh (HS) lớp 3 học ngoại ngữ theo chương trình mới và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016 rồi 100% vào năm 2018 - 2019. Đối với môn tiếng Anh, HS tốt nghiệp tiểu học sẽ đạt trình độ bậc 1 (IELTS: 1, TOEFL: 100), tốt nghiệp THCS đạt trình độ bậc 2 (IELTS: 2, TOEFL: 200), tốt nghiệp THPT đạt trình độ bậc 3 (IELTS: 3, TOEFL: 300).


Bài toán nan giải


Đề án này có mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, phấn đấu biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân VN vào năm 2020. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đang băn khoăn về tính khả thi của nó.


Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng TP có thể đạt được tỉ lệ 20% HS lớp 3 học ngoại ngữ bắt buộc từ năm học 2010-2011 nhưng quy mô mở rộng lên 70% rồi 100% theo lộ trình là rất khó, bởi giáo viên là yếu tố quyết định nhất đang là bài toán nan giải.


Lo lắng này có cơ sở từ chương trình tiếng Anh tăng cường tại TPHCM. Cách đây 11 năm, Sở GD-ĐT TPHCM đã thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường ở bậc tiểu học. Hiệu quả của chương trình tiếng Anh tăng cường được khẳng định nên nhu cầu của phụ huynh muốn cho con em mình học chương trình này tăng cao.


Tuy nhiên, để chương trình tiếng Anh tăng cường đạt hiệu quả, theo ông Điệp, giáo viên phải có đủ trình độ để đào tạo HS đạt các tiêu chuẩn chung trên thế giới.



Học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm - TPHCM học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài. Ảnh: HỒNG THÚY


Nhiều năm qua, Sở GD-ĐT TP tuyển dụng không được nhiều giáo viên ngoại ngữ cho chương trình này. Do đó, tỉ lệ HS tiểu học ở TPHCM được học chương trình tiếng Anh tăng cường qua mỗi năm tăng không đáng kể. Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, sau 11 năm thực hiện, đến nay chương trình chỉ đáp ứng được nhu cầu 10% HS tiểu học.


Tại nhiều tỉnh, TP khác, nỗi lo lớn nhất cũng vẫn là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ. Ông Lê Minh Hoàng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai, cho biết giáo viên tiếng Anh riêng cho bậc tiểu học ở địa phương rất ít. Nếu cố gắng đạt tỉ lệ 20% HS lớp 3 học ngoại ngữ bắt buộc trong năm học tới, tỉnh phải rút giáo viên bậc THCS xuống nhưng cũng chỉ giải quyết ở khu vực trung tâm.


Tại Cần Thơ, quyền Giám đốc Sở GD-ĐT TP, ông Trần Trọng Khiếm, cũng cho biết cố gắng lắm TP chỉ tìm được giáo viên tiếng Anh cho 20% HS lớp 3 ở khu vực trung tâm học ngoại ngữ bắt buộc.


Bỏ nghề vì thu nhập thấp


Không chỉ khó tuyển, ngành giáo dục còn phải đối mặt với thực tế nhiều giáo viên ngoại ngữ giỏi sau một thời gian công tác đã bỏ nghề vì nhiều lý do, song nhiều nhất vẫn là thu nhập thấp.


Bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú - TPHCM, cho biết nhiều năm qua, phòng đã chứng kiến nhiều giáo viên giỏi môn ngoại ngữ bỏ nghề. Có trường hợp mới được tuyển dụng tháng trước, tháng sau đã xin nghỉ dù phòng đã quy định tiết học nghĩa vụ của giáo viên ngoại ngữ thấp hơn nhiều so với giáo viên các bộ môn khác để tăng thu nhập cho họ.


Theo ông Lê Ngọc Điệp, thu nhập từ việc dạy học của giáo viên tiếng Anh nhìn chung còn thấp so với các công việc khác trong xã hội nên ngành giáo dục rất khó thu hút và giữ được người giỏi. Thực tế tại TPHCM trong nhiều năm qua cho thấy ngành giáo dục luôn đào tạo thêm, bổ sung cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh tăng cường nhưng bên cạnh đó, ngành vẫn phải chấp nhận khi nhiều giáo viên giỏi xin nghỉ để tìm kiếm công việc khác có thu nhập cao hơn.

“Để có đội ngũ giáo viên ngoại ngữ chất lượng, cần phải bảo đảm chất lượng sinh viên ngoại ngữ từ các trường ĐH, CĐ. Đồng thời, phải có chính sách thật hấp dẫn mới hy vọng thu hút được giáo viên ngoại ngữ giỏi” – ông Điệp nhận xét.

Khó đạt mục tiêu

Ngoài yếu tố giáo viên, các điều kiện khác như chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất trường lớp, đầu tư trang thiết bị dạy học... cũng quyết định đến chất lượng đề án.

Theo ông Lê Ngọc Điệp, nếu dạy ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 thì HS phải được học 2 buổi/ngày và sĩ số khoảng 35 em/lớp.

Tuy nhiên, đây là yêu cầu khó thực hiện bởi nhiều năm nay, ở TPHCM cũng như các TP khác, tỉ lệ trẻ vào lớp 1 tăng cao khiến tỉ lệ HS được học 2 buổi/ngày rất thấp và sĩ số lớp nhiều nơi lên đến 50 em.


Ngoài ra, để HS học ngoại ngữ tốt cần có các phòng chức năng nhưng đầu tư hiện nay còn hạn chế và sự quá tải khiến nhiều trường thiếu hụt phòng chức năng phục vụ dạy học. 


Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định nếu không giải quyết được những khó khăn nêu trên, đề án rất khó đạt được mục tiêu.

 

 

                                                                                Theo NLĐ

Các tin khác

Ngồi trên giảng đường mà lòng canh cánh nỗi lo học phí tăng cao.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bùi Thị Thu Hằng, cô giáo trẻ tâm huyết với nghề

(HBĐT) - “Yêu ngành, yêu nghề, không ngại khó, ngại khổ, hết lòng, hết sức vì học sinh thân yêu và vì các nhiệm vụ được giao”. Đó là nhận xét chung của các thầy, cô giáo trường THPT Lương Sơn, huyện Lương Sơn đối với cô giáo Bùi Thị Thu Hằng, tổ trưởng Tổ khoa học xã hội và nhân văn của nhà trường

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010: Bức tranh nào cho các khối thi?

Hồ sơ ĐKDT giảm những số hồ sơ thực lại tăng nên sẽ không làm “hạ nhiệt” tính cạnh tranh giữa cái khối thi mà trái lại sẽ làm tăng sự “khốc liệt” ở một số nhóm ngành. Vậy bức tranh nào cho các khối thi ở kì tuyển sinh ĐH năm nay?

Nhập nhèm liên kết đào tạo

Các chương trình liên kết đào tạo quốc tế ngày càng nở rộ nhưng hiệu quả, chất lượng đến đâu thì người học, thậm chí các trường phía VN, vẫn không nắm rõ

Bộ GD-ĐT: Tăng cường quản lý, nâng chất lượng đào tạo

Trong thời gian vừa qua, Bộ GD-ĐT đã nhận được một số hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Tuy nhiên, hiện nay Bộ đang khẩn trương hoàn thiện lại quy định về quy trình và điều kiện đăng ký mở ngành đào tạo TCCN theo hướng tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo và phân công, phân cấp quản lý đào tạo TCCN cho địa phương và các Bộ, ngành chủ quản trường. Vì vậy, Bộ đề nghị các trường có đào tạo TCCN rà soát lại các điều kiện đảm bảo chất lượng về đội ngũ giáo viên, diện tích lớp học, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đối với tất cả những ngành mà trường đang đào tạo, bổ sung ngay các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Tiếp tục quyên góp sách giáo khoa cũ cho học sinh khó khăn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa hôm nay có văn bản gửi các sở giáo dục và đào tạo yêu cầu tiếp tục triển khai cuộc vận động quyên góp, chuyển tặng và mua bán sách giáo khoa cũ để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước.

Trường tiểu học Lê Văn Tám: Đón huân chương lao động hạng Ba

(HBĐT) - Ngày 19/5, trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB) đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba giai đoạn 2004 – 2009 do Nhà nước trao tặng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục