Sở GD-ĐT Tiền Giang bàn giao hồ sơ thí sinh thi ĐH 2010 cho Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

Sở GD-ĐT Tiền Giang bàn giao hồ sơ thí sinh thi ĐH 2010 cho Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

Theo các chuyên gia giáo dục, khi quy mô đào tạo ĐH phát triển hơn, cung và cầu không chênh lệch quá nhiều thì mới giao quyền tuyển sinh cho các trường

 

Ngay sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD-ĐT tuyên bố năm 2011, các trường ĐH vẫn tiếp tục duy trì kỳ thi tuyển sinh 3 chung. Việc tổ chức kỳ thi “2 trong 1” đã được đặt ra và dự tính thực hiện từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thể thực hiện được bởi còn nhiều ý kiến trái chiều. 

 
Dễ nảy sinh tiêu cực
 
Dù đại diện của nhiều trường ĐH cho rằng bộ nên bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH theo hình thức 3 chung và giao quyền tự chủ trong tuyển sinh cho các trường nhưng GS Phạm Phụ cho rằng trong điều kiện cung chênh hơn nhiều so với cầu như hiện nay, 100 thí sinh thi ĐH, CĐ chỉ có 40 – 50 đậu thì không tránh khỏi việc “giằng xé, tranh giành, giẫm đạp nhau” để vào cho được cổng trường ĐH. Trong điều kiện đó mà để các trường tự tuyển sinh thì rất dễ nảy sinh tiêu cực.
 
Trong hội thảo “Đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ tại VN” tổ chức cách đây không lâu, PGS-TS Nguyễn Phương Nga, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ mang tính chất kiểm tra kiến thức tối thiểu nên lấy kết quả này để làm căn cứ xét tuyển vào ĐH sẽ không kiểm chứng được năng lực thực sự của thí sinh.
 
Do vậy, không thể ngay lập tức bỏ thi tuyển sinh ĐH mà cần phải có thời gian trước khi quyết định bỏ kỳ thi này để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh rủi ro. GS-TS Lâm Quang Thiệp, nguyên vụ trưởng Vụ ĐH - Bộ GD-ĐT, cũng bày tỏ lo ngại: “Nếu lấy kết quả học tập THPT làm căn cứ xét tuyển vào ĐH thì học bạ của nhiều học sinh sẽ bị “biến hóa”, làm sao có thể bảo đảm không có tiêu cực khi xét tuyển vào ĐH?”.
 
GS Phạm Phụ cho rằng cần có thời gian quá độ cho việc bỏ kỳ thi này: “Nên duy trì kỳ thi tuyển sinh 3 chung một thời gian nữa, khi quy mô đào tạo ĐH phát triển hơn, cung và cầu không chênh lệch quá nhiều thì mới giao quyền tuyển sinh cho các trường”.
 
Theo GS Phạm Phụ, những trường ĐH đúng nghĩa và có tiềm lực thực sự có thể tự tổ chức tuyển sinh, như các ĐH Quốc gia, ĐH vùng nhưng bộ vẫn phải tổ chức một kỳ thi tuyển đại trà vào các trường còn lại để hạn chế tiêu cực.
 
Nên bỏ thi tốt nghiệp THPT
 
Thay vì bỏ thi ĐH, nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất nên bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT  như hiện nay vì quá hình thức, tốn kém, gây áp lực cho học sinh và toàn xã hội. Nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh (Hội Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN), nhận định: “Phải xem quá trình giáo dục như làm một chiếc máy, làm đến bộ phận nào phải kiểm tra bộ phận đó, sau đó chỉ việc lắp ráp ra sản phẩm. Nền giáo dục của ta lại quan trọng việc đào tạo xong mới tổng kiểm tra là không ổn”.
 
Theo nhà văn Nguyên Ngọc, trong quá trình dài như vậy, người học dù tài tình đếu đâu cũng không thể nhớ hết những kiến thức đã học. Bởi vậy mới xảy ra chuyện sĩ tử nhồi nhét kiến thức khốn khổ trước kỳ thi. “Việc “phao” thi phủ trắng sân trường là một thực tế xót xa nhưng dễ hiểu. Học sinh chỉ học vẹt, đặc biệt là các môn xã hội. Thử hỏi, thi tốt nghiệp xong, học sinh sẽ nhớ được những gì?” - nhà văn Nguyên Ngọc băn khoăn.
 
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2009 là 83,6%, trong đó có những tỉnh có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao như Nam Định - 98,2%. Theo GS Phạm Phụ, với tỉ lệ đỗ cao như vậy thì thi cũng chẳng để làm gì. Hiện nay, bằng tú tài chỉ như là tấm thẻ để học sinh có quyền thi vào ĐH, chứ không có tác dụng trong thực tế.
 
 Do vậy, theo GS Phạm Phụ, nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT và đừng xem bằng tú tài là chuẩn mực quốc gia. Một học sinh nông thôn ngoài giờ học phải đi mò cua, bắt ốc thì không thể so sánh với một học sinh ở TP nên không thể áp dụng tư duy “cá mè một lứa, giày cùng một cỡ” như vậy.
 
Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên giao cho các địa phương và tùy điều kiện mỗi địa phương để tổ chức kỳ thi này theo hình thức xét hoặc thi để cấp bằng tú tài cho học sinh.
 
 
                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục