Ảnh Internet
Sau nhiều lần phải tạm hoãn, kể từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành tăng học phí theo lộ trình mới. Đây là vấn đề đã từng nhận được sự quan tâm chú ý của dư luận trong suốt nhiều năm qua với những ý kiến trái chiều…
Theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, ban hành ngày 14-5-2010 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2010, mức trần học phí đại học sẽ tăng lên 340.000 đồng/tháng thay vì 240.000 đồng/tháng như hiện nay. Mức trần học phí đại học năm học tới sẽ là 290.000 - 340.000 đồng/tháng và tăng dần theo từng năm tới mức 550.000 - 800.000 đồng ở năm học 2014-2015. Còn học phí hệ TCCN, cao đẳng, thạc sĩ và tiến sĩ lần lượt bằng 70%, 80%, 150% và 250% mức thu này.
Đối với các trường ngoài công lập sẽ được phép tự quyết định mức học phí nhưng phải thông báo mức thu cho từng năm hoặc cả khóa và phải công khai tài chính trên website. Học phí của một tín chỉ sẽ được tính bằng tổng thu học phí của toàn khóa học chia cho tổng số tín chỉ toàn khóa. Đối với bậc mầm non và phổ thông, do mức học phí và chi phí học tập không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình nên năm học tới, khung học phí mầm non và phổ thông ở thành thị 40.000-200.000 đồng/tháng, nông thôn từ 20.000-80.000đ/tháng và miền núi là 5.000-40.000 đ/tháng. Kể từ những năm học sau đó, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm.
Để tạo cơ sở cho việc tăng học phí, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra 4 nguyên tắc xác định mức học phí. Theo đó, đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân. Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.
Các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí theo nguyên tắc “tương xứng để trang trải chi phí đào tạo”. Riêng các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức học phí, đồng thời phải thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD&ĐT quy định.
Mức học phí cũ mà các trường ĐH, CĐ và THCN công lập đang thực hiện thời gian qua là theo quyết định 70 của Thủ tướng đã ban hành năm 1998. Theo sự phát triển chung của xã hội, việc tăng học phí theo lộ trình mới là sự thay thế cho quyết định đã tồn tại trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, dù muốn hay không thì việc tăng học phí sẽ có một sự tác động và ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống xã hội nói chung. Báo An ninh Thủ đô đã ghi nhận những ý kiến xung quanh vấn đề này.
Theo ANTĐ
Thành tích xây dựng hệ thống các trường đại học cao đẳng ở nước ta là rất lớn. Nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.
Ngày 11-6, Kỳ thi toán Ô-lim-pích tuổi thơ lần VI năm 2010 bế mạc. Kỳ thi do Tạp chí toán tuổi thơ - Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) tỉnh Long An tổ chức.
Để đạt điểm cao môn Toán là không khó, làm nhiều dạng bài tập, học cách trình bày cho khoa học, sáng sủa để không bị mất điểm “lãng phí”.
Chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ, Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn các trường tổ chức thi và chấm bài thi trắc nghiệm. Theo đó, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ tháng 7-2010 tới sẽ tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với các môn Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật), vật lý, hóa học, sinh học; các môn khác thi theo hình thức tự luận.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khá nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đổi mới giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam được ban hành. Trong số đó, Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 được xem là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển toàn diện của giáo dục ĐH nước nhà.
Theo các chuyên gia giáo dục, khi quy mô đào tạo ĐH phát triển hơn, cung và cầu không chênh lệch quá nhiều thì mới giao quyền tuyển sinh cho các trường