Khoảng 10 ngày nữa, hơn triệu sĩ tử cả nước sẽ bước vào cuộc đua căng thẳng để có "vé" vào cổng trường ĐH. Ghi nhận sáng 23/6, hầu hết các trường đã sẵn sàng từ việc chuẩn bị địa điểm, cán bộ coi thi, đến bảo mật đề thi.... Băn khoăn chung của một số trường khu vực Hà Nội là lo cúp điện.
Phòng thi chuẩn bị từ tháng 12 năm... ngoái
Gần 300 sĩ tử đang ngồi trong "lò" luyện thi gần Trường ĐH Sư phạm đang "đảo điên" vì mất điện (Ảnh VNN) |
Áp lực sĩ tử đổ xô dự thi vào trường mỗi năm một biến động, nhiều trường đã phải quan hệ với các trường THPT, THCS và tiểu học trên địa bàn Hà Nội từ rất sớm.
Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Lê Hữu Lập nêu 2 lý do cần phải "đặt cọc" phòng thuê từ tháng 12 là giá thuê/ phòng không quá đắt và thuê được những địa điểm gần trường, tiện cho việc vận chuyển đề thi.
Đảm bảo đủ chỗ thi cho 6.500 hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào học viện, năm nay trường phải thuê 50 phòng. Và để bố trí cán bộ coi thi cho khoảng 170 phòng thi, học viện phải chuẩn bị 400 người - ông Lập cho biết.
Tiến sĩ Bùi Thanh Nhàn, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho biết, tính đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh 2010 đã hoàn tất. Hơn 2.000 cán bộ coi thi (50% là sinh viên) đã được tập huấn 2 lần.
Riêng phòng thi đã được chuẩn bị từ tháng 12. Ngoài 4 điểm thi tại trường, phải thuê được 39 điểm thi với khoảng 900 phòng mới đảm bảo đủ chỗ cho thí sinh dự thi. Điểm thi xa nhất cách Trường ĐH Thương mại từ 7-8 km, ông Nhàn cho hay. Số hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Thương mại là 39.000, tỷ lệ "chọi" 1/11. Chỉ tiêu tuyển mới là 3.400.
Tiến sĩ Vũ Viết Bình, phó Ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội nhìn nhận, công tác tổ chức thi tuyển sinh năm nay không khác năm trước nên việc chuẩn bị ở các trường và khoa thành viên cũng không khó. Khâu thuê phòng thi cũng được các đơn vị chuẩn bị từ cách đây 2-3 tháng...
Chỉ lo cúp điện
Trước tình trạng thiếu điện sinh hoạt được phản ánh trên các phương tiện truyền thông và khẳng định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) "khó tránh khỏi việc cắt điện sinh hoạt" đã khiến lãnh đạo của một số trường ĐH, Học viện trên địa bàn Hà Nội lo cúp điện mùa thi.
Dù năm nay số hồ sơ ĐKDT vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông giảm nhưng ông Lập không lo vì có thể số thí sinh đến dự thi sẽ không giảm so với năm trước (năm 2009 tỷ lệ đến thi đạt 60%). Chỉ lo nhất bị cúp điện trong thời gian diễn ra kỳ thi. Mất điện không chỉ ảnh hưởng đến khâu tổ chức thi mà không khí phòng thi sẽ...căng hơn.
|
Cùng tâm trạng, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại Bùi Thanh Nhàn cũng lo cúp điện. Ông hy vọng, công văn Bộ GD-ĐT gửi tới các đơn vị liên quan cùng phối hợp để kỳ thi diễn ra trong trật tự, an toàn cũng được trường nhân bản gửi cho các đơn vị trên địa bàn có điểm thi.
Với những thí sinh trót ghi nhầm địa chỉ, ngày tháng năm sinh hay điều chỉnh nguyện vọng cũng sẽ được các trường tạo điều kiện sửa sai trước mỗi đợt thi. Cụ thể, ngày 3/7 cho đợt 1 (thi khối A); ngày 8/7 cho đợt 2 (thi khối B,C,D) và ngày 14/7 cho đợt 3 (thi CĐ ngày 15-16/7).
Bộ GD-ĐT đã có công điện gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cung cấp điện, nước ổn định, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt và các điều kiện kỹ thuật khác cho kỳ thi.
Đối với EVN cần chỉ đạo các Công ty thành viên trong toàn quốc tạo điều kiện cung cấp điện ổn định trong các ngày của các đợt thi tuyển sinh, kể cả trong tình trạng thời tiết xấu, bất thường.
Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Công an cần chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp nhằm: Hỗ trợ các cơ sở in sao đề thi, các trường ĐH, CĐ bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn các khâu liên quan đến đề thi tuyển sinh và các tài liệu thuộc danh mục bí mật theo qui định của Nhà nước.
Ngoài việc bảo đảm an ninh trật tự các điểm thi, có biện pháp quản lý phòng ngừa các hành vi vi phạm ở khu vực thi; có phương án phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực như: tung tin thất thiệt, in ấn, mua bán phao thi, bán đề thi giả, xâm nhập trái phép khu vực thi và phòng thi để cướp đề thi, ném tài liệu vào phòng thi, đe dọa giám thị, sử dụng công nghệ cao để đưa đề thi ra ngoài và nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.
Kiều Oanh
Lịch thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010:
Đợt 1 thi khối A:
Đợt 2 thi khối B,C,D và các khối năng khiếu
Đợt 3 thi CĐ
|
Theo VietNamnet
Nhiều tỉnh, thành công bố tất cả học sinh tốt nghiệp lớp 9 đều được vào học lớp 10 hoặc tương đương với nhiều loại hình từ trường THPT công lập, ngoài công lập, giáo dục thường xuyên cho đến TCCN, dạy nghề... Như vậy, trên lý thuyết, trường lớp không thiếu nhưng tại sao phải tổ chức thi tuyển vào lớp 10? Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng do công tác hướng nghiệp, phân luồng còn yếu.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Theo đó, sinh viên được đánh giá giảng viên theo 8 tiêu chí trong đó có phương pháp giảng dạy, trách nhiệm, sự nhiệt tình, tác phong sư phạm của giảng viên.
(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện có phong trào giáo dục phát triển tương đối toàn diện. Sự nghiệp GD&ĐT luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chăm lo.
Mô hình ĐH 3 tầng: ĐH nghiên cứu, ĐH đa ngành và các trường cao đẳng là lời giải hiệu quả cho bài toán quy mô – chất lượng, đào tạo – sử dụng, học chữ - học nghề...
Các bậc phụ huynh hãy cẩn trọng trước những lời chào mời đường mật của những lớp luyện thi “chất lượng cao” với tỷ lệ… 99% đậu đại học.
Trang bị cho sinh viên những tri thức báo chí cơ bản, khoa học và hiện đại để phục vụ ở nhiều ngành nghề, địa bàn khác nhau; tạo điều kiện để phát triển cao hơn, xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học báo chí và các ngành khoa học xã hội - nhân văn khác.