Nhiều tỉnh, thành công bố tất cả học sinh tốt nghiệp lớp 9 đều được vào học lớp 10 hoặc tương đương với nhiều loại hình từ trường THPT công lập, ngoài công lập, giáo dục thường xuyên cho đến TCCN, dạy nghề... Như vậy, trên lý thuyết, trường lớp không thiếu nhưng tại sao phải tổ chức thi tuyển vào lớp 10? Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng do công tác hướng nghiệp, phân luồng còn yếu.
Trường nghề không đạt chỉ tiêu
TPHCM, Cần Thơ cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước hiện không thiếu các trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, TCCN..., nơi có thể đón những học sinh tốt nghiệp THCS có năng lực vừa phải vào học. Những học sinh này dù có cố gắng vào được lớp 10 cũng không theo đuổi được đến cùng, thậm chí bỏ học ngay khi kết thúc học kỳ 1 của năm học lớp 10.
Nhưng thực tế, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học trong các cơ sở dạy nghề và TCCN rất thấp. Năm học 2006-2007, tỉ lệ học sinh sau THCS vào học trong cơ sở dạy nghề chiếm 3,1%, TCCN chiếm 1,4%; năm học 2007-2008, tỉ lệ này là 2,5% và 1,8%.
TS Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Công nhân Kỹ thuật TPHCM, nhận định: “Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chỉ có một luồng là vào THPT”. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận của các trường THPT công lập chỉ đạt khoảng 80%. Còn các trường TCCN, dạy nghề lại không đạt chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Ở một số nước giáo dục phát triển, việc phân luồng học sinh được thực hiện rất bài bản. Ngay từ khi tốt nghiệp THCS, không ít học sinh đã chuyển sang học hướng nghiệp, những em khác kiến thức vững hơn thì sang học kiến thức hàn lâm để sau này thi ĐH”.
Theo bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú - TPHCM, để giải quyết vấn đề học sinh sau tốt nghiệp THCS, cần phải làm tốt công tác phân luồng. Những học sinh không có khả năng học THPT cần phải được định hướng sớm để học nghề.
Đẩy mạnh trắc nghiệm hướng nghiệp
Đối với Việt Nam, vấn đề phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đã được nói đến từ lâu, được đưa vào kế hoạch năm học của nhiều tỉnh, thành. Thậm chí, mục tiêu của Bộ GD-ĐT từ năm 2010 đến năm 2020 là phải thu hút 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN và học nghề. Tuy nhiên, đến nay, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề cũng chỉ dừng lại ở một con số.
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo TS Nguyễn Trần Nghĩa, có nguyên nhân từ công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để.
Hình thức giáo dục hướng nghiệp hiện nay còn mang nặng tính hình thức, không thể hiện đúng mục tiêu. Các môn học công nghệ, kỹ thuật chỉ mang tính lý thuyết chung chung, chưa hình thành được kỹ năng cơ bản như mục tiêu của môn học.
Để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS, TS Nguyễn Trần Nghĩa cho rằng các trường cần sử dụng các bộ công cụ trắc nghiệm hướng nghiệp để tư vấn, định hướng nghề phù hợp với khả năng, giúp học sinh an tâm, ổn định trong việc lựa chọn nghề theo học. Mỗi năm một lần, học sinh cần được trải qua trắc nghiệm hứng thú nghề nghiệp.
TS Nguyễn Trần Nghĩa cũng đề nghị: “Bộ GD-ĐT và các sở xây dựng định hướng phân luồng học sinh phổ thông cuối THCS theo tỉ lệ số học sinh cuối cấp THCS với số vào lớp 10 dựa trên kết quả điểm cuối cấp, số còn lại định hướng tư vấn nghề nghiệp để vào học các trường TCCN và dạy nghề...”.
Theo Báo NLĐ
Trang bị cho sinh viên những tri thức báo chí cơ bản, khoa học và hiện đại để phục vụ ở nhiều ngành nghề, địa bàn khác nhau; tạo điều kiện để phát triển cao hơn, xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học báo chí và các ngành khoa học xã hội - nhân văn khác.
Lời giải cho vấn đề tuyển sinh lớp 10 phải chăng là quay lại với kỳ thi tốt nghiệp THCS, hay mở rộng thi tuyển lớp 10. Trong một phát biểu gần đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ: “Tôi và nhiều người khác muốn khôi phục lại kỳ thi tốt nghiệp THCS, bởi chính vì có kỳ thi thì học sinh mới cố gắng. Nếu không thi thì chắc chắn chất lượng học sinh sẽ thấp hơn có thi”. Thực tế, kết quả học tập học kỳ 1 của học sinh lớp 10 ở các tỉnh, TP nhiều năm nay bị kêu ca là giảm sút rất nhiều.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, nhiều học sinh đã tự đến hoặc được cha mẹ đưa đến các bệnh viện, trung tâm tham vấn tâm lý vì có biểu hiện stress kéo dài, suy nhược thần kinh, cơ thể, rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh lý tâm thần.
Vừa qua, lễ khởi công xây dựng Trường Quốc tế Việt Nam (The International School of Vietnam - ISV) đã diễn ra tại Khu đô thị Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội.
Đang có xu hướng nhiều cán bộ trong lĩnh vực công, trong đó có những người nắm giữ các vị trí trọng trách, đang đào tạo lại các kiến thức và kỹ năng của mình. Theo họ, trong thời buổi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, thay đổi thực tế và những phát sinh trong công việc khiến họ nhận thấy mình cần được đào tạo lại…
Cả nước có 843.234 thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, đạt tỷ lệ 92,57% và 90.450 thí sinh GDTX vượt vũ môn thành công, đạt tỷ lệ 66,71%.