Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Theo đó, sinh viên được đánh giá giảng viên theo 8 tiêu chí trong đó có phương pháp giảng dạy, trách nhiệm, sự nhiệt tình, tác phong sư phạm của giảng viên.

 

Mục đích của việc đánh giá này nhằm góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại.
 
Ông Trương Đình Mậu, Phó Cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở, Bộ GD-ĐT cho biết: "Yêu cầu của việc đánh giá này đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc; nội dung, công cụ đánh giá phải phản ánh đầy đủ, khách quan về hoạt động giảng dạy của giảng viên; kết quả xử lý thông tin phản hồi từ phía  người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên phải chính xác, tin cậy. Người học phải khách quan, công bằng, trung thực và có thái độ đúng mực trong việc cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đặc biệt, các giảng viên phải tôn trọng, có tinh thần cầu thị trước kết quả xử lý thông tin phản hồi từ phía người học về hoạt động giảng dạy của bản thân".
 
Cụ thể, 8 nội dung đánh giá như sau:
 
1. Nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên;
2. Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên;
3. Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên;
4. Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người học trong quá trình học tập;
5. Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học;
6. Năng lực của giảng viên trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người học;
7. Tác phong sư phạm của giảng viên;
8. Các vấn đề khác (nếu cần thiết).

Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải công khai các yêu cầu đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên theo các nội dung trên để người học có cơ sở khi cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Sau khi thực hiện lấy ý kiến phản hồi, các trường gửi báo cáo tổng kết về Bộ vào cuối tháng 7 hàng năm.

Từ năm học 2010-2011, các cơ sở giáo dục đại học triển khai lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của tất cả giảng viên thuộc cơ sở giáo dục đại học.

Bộ GD-ĐT tổ chức kiểm tra tình hình triển khai hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học và tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động này vào cuối năm 2010.

                                                                                            Theo Dantri

Các tin khác

Hầu hết các nhà trường ở huyện Lạc Thủy đã được đầu tư cơ sở vật chất khang trang.
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM trong giờ thực hành thí nghiệm.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thi tuyển lớp 10: Nên hay không? Trường xét tuyển đau đầu

Lời giải cho vấn đề tuyển sinh lớp 10 phải chăng là quay lại với kỳ thi tốt nghiệp THCS, hay mở rộng thi tuyển lớp 10. Trong một phát biểu gần đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ: “Tôi và nhiều người khác muốn khôi phục lại kỳ thi tốt nghiệp THCS, bởi chính vì có kỳ thi thì học sinh mới cố gắng. Nếu không thi thì chắc chắn chất lượng học sinh sẽ thấp hơn có thi”. Thực tế, kết quả học tập học kỳ 1 của học sinh lớp 10 ở các tỉnh, TP nhiều năm nay bị kêu ca là giảm sút rất nhiều.

“Đau đầu” vì thi cử

Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, nhiều học sinh đã tự đến hoặc được cha mẹ đưa đến các bệnh viện, trung tâm tham vấn tâm lý vì có biểu hiện stress kéo dài, suy nhược thần kinh, cơ thể, rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh lý tâm thần.

Hà Nội: Thêm một trường quốc tế sắp đi vào hoạt động

Vừa qua, lễ khởi công xây dựng Trường Quốc tế Việt Nam (The International School of Vietnam - ISV) đã diễn ra tại Khu đô thị Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội.

Khi công chức lên giảng đường với “ông đồ” Âu

Đang có xu hướng nhiều cán bộ trong lĩnh vực công, trong đó có những người nắm giữ các vị trí trọng trách, đang đào tạo lại các kiến thức và kỹ năng của mình. Theo họ, trong thời buổi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, thay đổi thực tế và những phát sinh trong công việc khiến họ nhận thấy mình cần được đào tạo lại…

Gần 93% thí sinh đỗ tốt nghiệp trên cả nước

Cả nước có 843.234 thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, đạt tỷ lệ 92,57% và 90.450 thí sinh GDTX vượt vũ môn thành công, đạt tỷ lệ 66,71%.

Từ sự cố Olympia: Sự dễ dãi làm chết mòn giáo dục

Sân chơi "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 10 trên sóng truyền hình đã khép lại nhưng khán giả, những người quan tâm và yêu quý chương trình, vẫn tiếp tục sân chơi của mình. Với họ, sự xuề xòa và cảm tính sẽ không mang lại một Việt Nam với những "đỉnh Olympia" đích thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục