Với chủ trương “nâng đầu yếu kém”, nhiều địa phương đã có những “cú nhảy ngoạn mục” trong tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT. 40 tỉnh có hệ THPT đỗ tốt nghiệp trên 90%, trong khi năm 2009 chỉ có 10 tỉnh.
Năm 2007, khi tỉ lệ tốt nghiệp tụt xuống mức thê thảm, việc đặt ra vấn đề thi “hai trong một” (kỳ thi quốc gia sử dụng kết quả chung để công nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) vẫn khiến rất nhiều người nghi ngại.
Bây giờ, sau ba năm, kết quả đậu tốt nghiệp lại tăng đột biến. Liệu với kết quả này, có thể áp sát được mục tiêu tổ chức kỳ thi “hai trong một” nữa không?
Trái quy luật
Năm 2007, khi tỉ lệ tốt nghiệp (đợt 1) THPT của tỉnh Nghệ An tụt xuống đến 45%, lãnh đạo Sở GD-ĐT Nghệ An lúc đó đã nói: “Cái được lâu dài là lấy lại niềm tin vào sự trung thực của giáo dục, niềm tin đó sẽ giúp chúng ta lấy lại động cơ dạy và học, sự quan tâm đúng mức của cha mẹ học sinh”.
Nhưng vị lãnh đạo này cũng nói: “Từng là thầy giáo và trực tiếp làm việc trong ngành giáo dục, tôi và đồng nghiệp đều hiểu khi làm thực chất, việc nâng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lên không dễ, nhất là khi động vào “lô cốt” học sinh yếu kém”.
Nếu nỗ lực hết sức mình với nhiều giải pháp khác nhau cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cả xã hội thì trong một năm sẽ có thể nâng được tối đa tỉ lệ tốt nghiệp là 10%. Nhưng kiên trì khoảng 5-7 năm, 10 năm, chất lượng dạy học từ bậc tiểu học cũng có thể “rung rinh” chuyển theo hướng tích cực.
Những cú nhảy ngoạn mục Tỉnh Sơn La từ vị trí cuối bảng xếp hạng năm 2009 đã nâng tỉ lệ tốt nghiệp từ 39% lên 92,43% (tăng 52%); Yên Bái từ 72,74% lên 98,51% (tăng gần 26%), Hà Tĩnh tăng từ 73% lên 98% (tăng 25%)... Ở hệ giáo dục thường xuyên, nơi lâu nay vẫn nhức nhối vì những bất cập về điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, kể cả ở những đô thị lớn thì sự gia tăng về tỉ lệ tốt nghiệp năm nay lại càng rõ rệt: Sơn La tăng 68%, Thanh Hóa tăng 44,36%, Hà Tĩnh tăng 55%, Ninh Bình tăng 40%, Hà Nam tăng 46,46%, Hà Giang tăng 59,6%, Yên Bái tăng 50,67%, Kon Tum tăng 30,5%... |
10% là tỉ lệ mà người làm giáo dục dự tính. Thầy Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng Trường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), một trường có đầu vào rất thấp - thừa nhận: một năm nâng 5-10% là một cố gắng quá lớn đối với những nơi có nhiều học sinh yếu kém.
Thầy Lâm cho rằng để cải thiện chất lượng giáo dục nói chung và nâng tỉ lệ tốt nghiệp lên cao được như hiện nay, cần phải có sự kiên trì làm thay đổi chất lượng giáo dục từ bậc học thấp, mà như thế thì cần nhiều năm chứ không thể trong ba năm (từ 2007-2010) có thể làm được.
Khó vực dậy niềm tin
Một cán bộ quản lý từng có những năm hồ hởi với “hai không” chia sẻ: “Thấy tỉ lệ tốt nghiệp của các tỉnh lần lượt công bố mà buồn. Buồn vì những ai từng làm nghề dạy học đều biết rõ đâu là con số thật, đâu là giả.
Nhớ lại năm 2007, dù đứng trước khó khăn nhưng những người làm giáo dục đã đón nhận phản hồi từ phía người dân một cách tích cực. Họ tin tưởng vào sự chấn hưng giáo dục, bắt đầu từ việc ngăn chặn tiêu cực thi cử. Nhưng tiếc là điều đó đã không được duy trì. Việc vực lên một tỉ lệ tốt nghiệp thì dễ nhưng vực dậy niềm tin thì khó”.
Phân tích về những cản trở để đi đến sự trung thực, đại diện ngành giáo dục một số địa phương đã thành thật nói: “Để có kết quả không trung thực, yếu tố có thể tác động nhiều nhất là khâu ra đề và khâu coi thi”.
Khi nói đến áp lực thành tích, có giám đốc sở GD-ĐT đã cho rằng: “Chính phủ cần triệu tập cuộc họp các chủ tịch tỉnh để cố gắng thay đổi quan điểm, cách nghĩ của họ”.
Chống bệnh thành tích là con đường dài và gian nan chứ không thể thành công được theo kiểu làm phong trào.
Và... “2 trong 1”
Không có kết quả thực chất, không thể vực dậy được niềm tin, làm sao có thể thực hiện một kỳ thi “hai trong một”. GS Văn Như Cương - hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) - cho rằng: “Tổ chức một kỳ thi cồng kềnh, tốn kém, căng thẳng nhưng chỉ để “đánh trượt” vài phần trăm số học sinh thì kỳ thi đó không có nhiều giá trị, quá tốn kém”.
Nói về kỳ thi “hai trong một” với kết quả tốt nghiệp hiện nay, đại diện nhiều trường đại học cũng lắc đầu lo lắng. TS Nguyễn Phục Vụ, Trường ĐH Mỏ địa chất, bày tỏ: “Với mục tiêu đào tạo nhân lực có chất lượng, không trường nào muốn sử dụng kết quả thi thiếu thực chất để tuyển những sinh viên có chất lượng đầu vào thấp”.
Có lẽ quan điểm của bộ về vấn đề này cũng thể hiện rõ qua những việc bộ đã và đang làm. Với kết quả tốt nghiệp cao ngất ngưởng, ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trả lời: “Bộ chưa đặt ra vấn đề thi hai trong một”.
Thêm một lần nữa, dự định “hai trong một” lại bị treo và những người có trách nhiệm vẫn né tránh một sự thừa nhận là nó không thể khả thi khi bệnh thành tích chưa bị đẩy lùi.
Theo Báo Tuoitre
Các bậc phụ huynh hãy cẩn trọng trước những lời chào mời đường mật của những lớp luyện thi “chất lượng cao” với tỷ lệ… 99% đậu đại học.
Trang bị cho sinh viên những tri thức báo chí cơ bản, khoa học và hiện đại để phục vụ ở nhiều ngành nghề, địa bàn khác nhau; tạo điều kiện để phát triển cao hơn, xa hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học báo chí và các ngành khoa học xã hội - nhân văn khác.
Lời giải cho vấn đề tuyển sinh lớp 10 phải chăng là quay lại với kỳ thi tốt nghiệp THCS, hay mở rộng thi tuyển lớp 10. Trong một phát biểu gần đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ: “Tôi và nhiều người khác muốn khôi phục lại kỳ thi tốt nghiệp THCS, bởi chính vì có kỳ thi thì học sinh mới cố gắng. Nếu không thi thì chắc chắn chất lượng học sinh sẽ thấp hơn có thi”. Thực tế, kết quả học tập học kỳ 1 của học sinh lớp 10 ở các tỉnh, TP nhiều năm nay bị kêu ca là giảm sút rất nhiều.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, nhiều học sinh đã tự đến hoặc được cha mẹ đưa đến các bệnh viện, trung tâm tham vấn tâm lý vì có biểu hiện stress kéo dài, suy nhược thần kinh, cơ thể, rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh lý tâm thần.
Vừa qua, lễ khởi công xây dựng Trường Quốc tế Việt Nam (The International School of Vietnam - ISV) đã diễn ra tại Khu đô thị Đại Kim - Hoàng Mai - Hà Nội.
Đang có xu hướng nhiều cán bộ trong lĩnh vực công, trong đó có những người nắm giữ các vị trí trọng trách, đang đào tạo lại các kiến thức và kỹ năng của mình. Theo họ, trong thời buổi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, thay đổi thực tế và những phát sinh trong công việc khiến họ nhận thấy mình cần được đào tạo lại…