Những năm trước, nguồn tuyển của các trường “top” dưới, trường ngoài công lập khá dồi dào thì năm nay, có vẻ như rất thiếu thốn
Ngày 2-8, lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết dù có kết quả thi ở mức khá cao nhưng điểm chuẩn dự kiến của trường giảm hẳn so với năm trước.
Điểm chuẩn thấp hơn các năm trước
Nếu lấy bằng mức điểm chuẩn năm 2009: Khối A-23,5, khối D1-21 thì trường này chỉ có khoảng 250 thí sinh (TS) trúng tuyển. Kết quả thống kê dựa vào tổng điểm 3 môn và điểm ưu tiên cho thấy ở khối D1, số TS có điểm thi từ 20 trở lên là 217/707, từ 20,5 trở lên là 194, từ 21 trở lên là 161 và từ 23 điểm trở lên chỉ có 68 TS. Ở khối A, số TS có điểm từ 20 trở lên là 237/887, từ 20,5 trở lên là 218, từ 21 trở lên là 197 và từ 23 điểm trở lên có 108.
Một trong những trường thuộc “top” trên là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chính thức công bố điểm chuẩn dự kiến vào 30 chuyên ngành đào tạo ĐH. Hàng loạt ngành đào tạo của trường có điểm chuẩn là 15, mức điểm thấp hơn nhiều so với các năm trước. Để nâng cao chất lượng đầu vào, trường này tuyển 279 chỉ tiêu nguyện vọng (NV) 2 cho 8 ngành đào tạo ĐH.
Năm nay, dự kiến điểm chuẩn vào Học viện Hành chính Quốc gia sẽ giảm từ 1-1,5 điểm so với năm ngoái và học viện sẽ dành khoảng 10%-15% xét tuyển NV2. Ông Hoàng Văn Điện, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, cho biết điểm chuẩn năm nay sẽ giảm từ 2 điểm mỗi ngành, thậm chí có ngành sẽ giảm khoảng 3 điểm. Khả năng điểm chuẩn dự kiến dao động trong khoảng từ 14 - 18 (điểm chuẩn năm 2009 là từ 17 - 21 điểm).
Tung ra nhiều chương trình học bổng
Rất hiếm khi điểm sàn chính thức của Bộ GD-ĐT chưa có nhưng các trường ĐH cả công lập lẫn ngoài công lập đều thông báo xét tuyển NV2. Những năm trước, nguồn tuyển của các trường “top” dưới, trường ngoài công lập khá dồi dào vì TS của các trường “top” trên, “top” giữa trượt NV1 không ít thì ở năm nay, nguồn tuyển này có vẻ như rất thiếu thốn. Ông Ngô Văn Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thái Nguyên, cho biết dự kiến điểm trúng tuyển của nhiều ngành vào trường chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT (khoảng 13 điểm) và trường sẽ dành nhiều chỉ tiêu để xét tuyển NV2, NV3. Dù chỉ lấy điểm trúng tuyển bằng đúng điểm sàn của bộ nhưng Trường ĐH Đại Nam cũng không dễ dàng tuyển hơn 1.000 chỉ tiêu để xét tuyển NV2. Tương tự, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dự kiến cũng tuyển hàng trăm TS cho NV2 để đủ chỉ tiêu.
Để thu hút TS, nhiều trường ĐH đã tung ra các chương trình học bổng hấp dẫn. Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà có chương trình “Chiêu hiền đãi sĩ”, TS nào có điểm số cao hơn điểm sàn từ 4 điểm trở lên sẽ được nhận học bổng của trường. Ngoài ra, TS đăng ký dự tuyển vào trường còn có cơ hội nhận học bổng tiếng Anh IELTS và nhiều học bổng khác.
Trường ĐH Đại Nam cấp học bổng bằng 100% học phí trong cả 4 năm theo học tại trường đối với TS đạt 25 điểm trở lên, chưa nhân hệ số. Sau mỗi học kỳ, nếu sinh viên đạt loại giỏi trở lên, nhà trường cấp thêm 2.000 USD/học kỳ. Bên cạnh đó, trường còn cấp 10 suất học bổng toàn phần trị giá 10 triệu đồng trong năm học đầu tiên cho 10 sinh viên có điểm tuyển sinh đầu vào cao nhất từ trên xuống xét trong khoảng từ 20 đến dưới 25 điểm, cấp học bổng trị giá 5 triệu đồng trong năm học đầu tiên cho tất cả các TS có điểm trúng tuyển đầu vào từ 20 điểm trở lên...
Theo Bao NLĐ
Cả bốn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi toán quốc tế lần thứ 17 tại Bulgaria đều đoạt giải, trong đó Triệu Quang Phong, Trịnh Phương Thu và Hoàng Đức Trung đoạt giải nhì, Đoàn Nguyên Nhựt đoạt giải ba.
Qua thẩm định văn bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện. Lý do vì đây là bằng của những trường 'lởm khởm”, hoặc chưa được phê duyệt chương trình liên kết.
Đó là Phạm Văn Khánh (thủ khoa 29 điểm ĐHBK Hà Nội) và Lê Thị Minh Vượng (thủ khoa 29 điểm ĐH Y Hà Nội, và 29 điểm ĐH Ngoại Thương) cùng học lớp 12A3, trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa. Cả hai đều là con của những người nông dân nghèo vùng quê lam lũ.
(HBĐT) -Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục của huyện Lương Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và toàn diện cả về qui mô trường lớp, chất lượng, hiệu quả giáo dục
Hiện nay, đã có 20/63 tỉnh, thành cho biết, sẽ áp dụng mức học phí mới ngay từ đầu năm học 2010 - 2011. Tại Hội nghị bàn phương hướng năm học mới được Bộ GDĐT tổ chức trong 2 ngày 29 và 30.7, theo lãnh đạo nhiều sở GDĐT địa phương thì mức học phí sẽ điều chỉnh theo hướng tăng, cao nhất là gấp đôi so với năm học trước.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cho biết, năm học 2009 - 2010 cả nước có 4.020 lớp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.