"Đã nhiều lần, tôi ngồi trước máy tính và định viết về cuộc thi IMO (Olympic Toán quốc tế) 51, về chuyến đi đến Kazakhstan; và trong những lần đó, có những lúc thú thực là tôi cũng đã viết. Nhưng càng viết, tôi càng sửng sốt nhận ra rằng không thể nào kết thúc. Có quá nhiều chuyện, và như một cây non đang vươn mình lớn, các cành và lá cứ đâm chồi nảy lộc kéo tôi miên man, đến mức, tôi tin là mình không bao giờ đến được ngọn cây của rạng rỡ ngày về".

 

Phan Thị Hà Dương đã mở đầu như thế trong ghi chép về những trải nghiệm từ chuyến đi. Dưới đây, VietNamNet giới thiệu bài viết này (các tiêu đề nhỏ do toà soạn đặt).

Phần 1: Những chuyến di chuyển 

Đoàn Việt Nam nha

Kazakhstan là một đất nước không xa, nhưng chặng đường đến Kazakhstan thật dài. Máy bay bay từ Hà Nội đến Matxcơva 9h, rồi ngồi chờ 7h ở sân bay và bay tiếp 3h đến thủ đô Astana.

Lần đầu tiên ra nước ngoài, lần đầu tiên đi máy bay đường dài thế này, các học sinh mệt phờ sau chuyến đi, tất cả lăn quay ra ngủ. Thật may là đoàn đã đến hai ngày trước khai mạc.

Theo lệnh thầy Nguyễn Khắc Minh (ở Bộ GD-ĐT), các em có một lịch chơi và nghỉ rất chặt chẽ.

Thầy giúp chọn từng món ăn, thậm chí còn bê cho các em nữa (và các thầy cô khác cũng làm theo).

"Các em ngời sáng, những gương mặt thông minh và tràn đầy hứa hẹn, còn bố mẹ các em rất giản dị, chân chất, và phần nhiều là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Các thầy cô giáo đều chung nhận xét rằng hiếm có khi nào có một trường hợp như năm nay’.

Buổi tối, cho các em đi dạo một chút, chiều hôm sau đi chơi công viên, còn lại là nghỉ ngơi. Đến ngày khai mạc, cả đoàn thật sảng khoái và mạnh khỏe.

Nhưng chúng tôi không ngờ, chính ban tổ chức đã vắt kiệt sức của bọn trẻ con (và cả người lớn nữa). Sau lễ khai mạc và tiệc chiêu đãi (rất lộn xộn), đến 3h chiều, cả đoàn đi đến Baldauren, một khu điều dưỡng trong rừng núi để chuẩn bị cho những ngày thi.

Chuyến xe dài loằng ngoằng hơn chục chiếc, đi rất chậm và hay dừng.

Có lần cả đoàn dừng vì một xe nổ lốp; có lần dừng ở trạm nghỉ cho mọi người xuống, nhưng đó là một trạm nghỉ bé tí xíu và chẳng có gì, nên trên cánh đồng chỗ nào cũng lố nhố những bóng người từ đoàn xe; lại có vài lần dừng chỉ vì một ai đó trên chiếc xe nào đó có nhu cầu dừng lại xuống xe

. Chuyến đi dài ấy kết thúc trong mưa và gió lạnh, thật lạnh vào lúc 10h tối.

Nhưng từ đó, các thầy cô và học trò chia tay nhau - điều gây ngỡ ngàng cho tất cả mọi người.

Thông thường, các thầy cô quan sát viên và phó đoàn ở cùng chỗ học sinh, bảo ban các em chuyện sinh hoạt, dặn dò chuyện thi cử và hỏi han về các bài đã làm.

Mô tả ảnh.
Tác giả và đội tuyển tại sân bay.

Hơn một tiếng đồng hồ dưới mưa, các phó đoàn, các thầy tranh luận và đề nghị ban tổ chức cho gặp các em, nhưng không được. Họ đã đưa các em vào trong. Vậy là chia tay bất ngờ không kịp từ biệt.

Đêm hôm ấy, các em ăn uống qua loa sau khi nhịn đói từ 2h.

Sáng hôm sau, chỉ được ăn một bát súp nhỏ trước khi vào phòng thi chiến đấu 4 tiếng rưỡi liền. Thật may, các em đã giữ được sức khỏe và không ốm.

Sau hai ngày thi, khi các thầy đã về thủ đô để lo chấm, các em vẫn ở lại vùng núi rừng và được đi chơi. Các em kể lại là những chuyến đi chơi cũng dài lê thê trên buýt như vậy.

Đi và về mất 6, 7 tiếng mà thăm quan thì chỉ 1, 2 tiếng. Thật mệt! Có lẽ là họ muốn giới thiệu đất nước mênh mông của mình chăng?

Đoàn IMO năm nay gồm 13 thành viên.
Thầy Hà Huy Khoái - Viện Toán học – làm Trưởng đoàn.
Thầy Nguyễn Khắc Minh – Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – làm phó đoàn.
Ngay sau khi lập xong đội tuyển, các em đã có đợt tập trung học tập ở
Viện Toán trong vòng hai tháng.
Phan Thị Hà Dương cùng 3 thầy giáo nữa trực tiếp theo dõi việc học tập cũng như việc làm các bài kiểm tra tập huấn của các em.  

 

                                                                    Theo Vietnamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhiều trường học ở Tân Lạc đã chú trọng đưa thiết bị giảng dạy vào giờ học để nâng cao hiệu quả dạy và học
Không có hình ảnh

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Nhiều cơ hội cho nguyện vọng 2

Ngày 10-8, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Làm thế nào để trúng tuyển nguyện vọng (NV) 2, NV3?”. Trong gần 3 giờ, hàng trăm thắc mắc của bạn đọc đã được giải đáp bởi Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, thành viên Hội đồng điểm sàn Bộ GD-ĐT; Tiến sĩ Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen; Th.S Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang; Th.S Nguyễn Văn Long Giang, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật; Th.S Huỳnh Tổ Hạp, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn. Các chuyên gia khẳng định: Cơ hội vào NV2, 3 không ít nhưng không dễ vào và gợi mở “bí quyết” giúp thí sinh (TS) nắm chắc cơ hội để chiến thắng trong cuộc đua này.

Vẫn chưa thể cấp bằng cho sinh viên

Hôm qua, 10-8, ông Trịnh Trường Giang, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cùng đại diện khoa kinh tế, thanh tra và phòng tổ chức của trường đã có buổi làm việc với khoảng 15 sinh viên (SV) TC 04 KETD (kế toán tại chức Thủ Đức khóa 2004 - 2008) về việc cấp bằng tốt nghiệp. Buổi làm việc không đem lại kết quả khi nhiều câu hỏi của SV đề nghị cho biết lý do chưa cấp bằng đã không nhận được câu trả lời rõ ràng

Nhiều trường công bố điểm chuẩn

Ngày 9-8, nhiều trường ĐH đã công bố điểm trúng tuyển chính thức và chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2. Các trường tốp trên tại Hà Nội sẽ tuyển nhiều chỉ tiêu nguyện vọng 2

Viện Toán phá lệ trả lương cao nhất cho Ngô Bảo Châu

Ông Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam cho biết nếu Ngô Bảo Châu có đoạt giải thưởng Fields thì cũng còn rất lâu nữa, vị trí Toán của Việt Nam trên bản đồ quốc tế mới được nâng lên. Ông đã có những nhận xét dưới đây về Ngô Bảo Châu và Toán học Việt Nam.

“Bí quyết” học giỏi của học sinh con nhà nghèo

Trong suốt thời SV, tôi đã từng làm gia sư cho nhiều học sinh ở thành phố. Từ đó, tôi thấy các em có một nhược điểm chung là không học bằng sự đam mê, còn những học sinh nghèo chúng tôi thì ngược lại

Phát triển Mạng nghiên cứu và Ðào tạo Việt Nam

Ngày 9-8, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị toàn quốc "Mạng nghiên cứu và Ðào tạo Việt Nam (VinaREN) lần thứ năm". Hội nghị lần này tập trung thảo luận về việc tăng cường khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững mạng VinaREN tại các đơn vị thành viên; hoạt động của VinaREN trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm mục đích thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ mạng và phát triển các mạng băng rộng hiệu năng cao (APAN) cùng với kết quả triển khai thực hiện dự án mạng thông tin Á - Âu giai đoạn 3 tại Việt Nam (TEIN3).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục