Công nghệ điện hạt nhân hiện đại nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ nếu thiếu người vận hành...(
Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 2.400 người có trình độ ĐH. Mỗi năm sẽ cho "ra lò" tối thiểu 250 cử nhân để phục vụ nhà máy điện hạt nhân mới...đó là mục tiêu đề ra trong Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng nguyên tử (NLNT)" do Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Theo những mục tiêu cụ thể đề án đưa ra, để tuyển mới mỗi năm 250 sinh viên thì từ nay đến năm 2015 phải quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục ĐH, trung tâm đào tạo chuyên ngành phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT.
Thời gian đầu sẽ tập trung cho 5 trường: ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Điện lực và Trung tâm đào tạo hạt nhân tại Viện NLNT Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Đồng thời, đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực NLNT theo hướng tiên tiến, hiện đại, hoàn thiện cơ chế chính sách...
Kinh phí thực hiện đề án dự kiến khoảng 3.000 tỷ đồng.
Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ hạt nhân của nước ta đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là thiếu các nhà khoa học đầu đàn. Trong 505 cán bộ có trình độ ĐH trở lên, tốt nghiệp các chuyên ngành hạt nhân khác nhau do Bộ GD-ĐT thống kê năm 2008, chỉ có 62 tiến sĩ, độ tuổi trung bình là 50. Trong số 12 GS, phó GS ngành này thì có tới 4 người tuổi 60-62, số còn lại cũng ở độ tuổi 50-55. |
Đề án cũng chỉ rõ, năm 2020 về nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân, dự kiến đào tạo được 2.400 kỹ sư các chuyên ngành điện hạt nhân; 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân, trong đó 200 kỹ sư, 150 thạc sĩ và tiến sĩ đào tạo tại nước ngoài.
Với nhân lực phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực NLNT, mỗi năm đào tạo 65 kỹ sư, cử nhân; 35 thạc sĩ, tiến sĩ. Đến năm 2020, đào tạo được 650 kỹ sư, 250 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành quản lý, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Đồng thời, đào tạo mới 100 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo. Cử 500 lượt các nhà quản lý, khoa học đi khảo sát, học tập kinh nghiệm và tham gia các khóa bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn tại các nước phát triển về NLNT.
Để thực hiện Đề án nêu trên, Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT sẽ được thành lập do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm Phó Trưởng Ban thường trực; đại điện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ là thành viên.
Theo kế hoạch của Chính phủ, sau 10 năm tới nước ta sẽ có 2 nhà máy điện hạt nhân được xây dựng tại xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) của tỉnh Ninh Thuận với tổng công suất là 4.000MW....
Theo VietNamnet
(HBĐT) - Qua 4 năm thực hiện chuyển đổi từ trường bán công sang trường công lập, trường THPT Nguyễn Trãi, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn đã tích cực chỉ đạo công tác chuyên môn, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá phương pháp dạy học, bồi dưỡng công tác quản lý và dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn Qốc gia.
Ngày 23/8, Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị các đơn vị chuẩn bị tổ chức khai giảng năm học mới 2010-2011. Theo đó, cần tổ chức xây dựng và phối hợp triển khai với Hội Khuyến học, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên. Tổ chức "Tháng khuyến học" từ 2/9 đến 2/10
Singapore, một đảo quốc nhỏ bé hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, thậm chí nước dùng hàng ngày cũng phải nhập khẩu… nhưng lại là một trong những nền kinh tế tiên tiến hàng đầu thế giới. Điều gì đã làm nên sự kỳ diệu này? Phần lớn là nhờ nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên quý giá và duy nhất của Singapore. Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM vừa tổ chức đoàn cán bộ quản lý và giáo viên tăng cường tiếng Anh đến tham quan và học hỏi các mô hình trường tiểu học tại Singapore. Chúng tôi đã ghi chép được nhiều điều thú vị từ chuyến đi này.
Ngày 22/8, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đọc 2 báo cáo tại Đại hội Liên đoàn Toán học thế giới (ICM 2010) ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ. Mỗi báo cáo trình bày trong khoảng 60 phút.
Các trường ngoài công lập đang rất lo lắng vì nhiều trường công lập thông báo số lượng xét tuyển nguyện vọng 2 rất lớn, thậm chí lấy điểm chuẩn các nguyện vọng chỉ bằng điểm sàn
Công ty CP Tập đoàn Giáo dục UNET cho biết, qua tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình học tiếng Anh của học sinh tiểu học đã nghiên cứu và xây dựng "Vở viết tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học".