Ngày 23/8, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên cơ sở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Theo đó, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Trường đặt trụ sở chính tại số 41A, đường Phú Diễn, thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
Sinh viên CĐ Tài nguyên và Môi trường tham gia làm sạch môi trường. (Ảnh: theo hanrec) |
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 3 trường trực thuộc là CĐ Tài nguyên và Môi trường ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và miền Trung.
Trong đó, Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa được Thủ tướng quyết định nâng cấp thành trường đại học.
Trước đó, Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập từ ngày 1/6/2005 trên cơ sở hợp nhất Trường CĐ Khí tượng thuỷ văn và Trường trung học địa chính Trung ương 1.
Khi mới thành lập năm 2005, trường chỉ có 103 giáo viên với 3 tiến sĩ, hơn 30 thạc sĩ. Nhưng đến nay, quy mô đào tạo của trường đã tăng lên gấp hơn 2 lần với 9 tiến sĩ, 19 nghiên cứu sinh, 62 thạc sĩ; tỉ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ trên đại học trên tổng số giáo viên cơ hữu là 58,9%.
Hiện tại, tổng số học sinh, sinh viên gần 3.000; năm 2008 tuyển 1.700 sinh viên CĐ và 450 học sinh TCCN; nâng quy mô đào tạo lên trên 5.000 học sinh, sinh viên vào năm 2010.
Trường có 18 chuyên ngành đào tạo cơ bản như: Khí tượng, Quản lý Tài nguyên nước, Kỹ thuật Môi trường, Quản lý môi trường, Địa chính, Trắc địa biển, Sinh thái môi trường,...
Theo VietNamnet
Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 2.400 người có trình độ ĐH. Mỗi năm sẽ cho "ra lò" tối thiểu 250 cử nhân để phục vụ nhà máy điện hạt nhân mới...đó là mục tiêu đề ra trong Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng nguyên tử (NLNT)" do Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Ngày 23-8, tại TP Vũng Tàu đã diễn ra hội nghị giao ban giữa Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM và ĐHQG Hà Nội (HN).
Thực hiện "ba đủ" cho học sinh đón năm học mới và chính sách ưu tiên cho giáo dục dân tộc thiểu số
100 giáo viên của 10 địa phương thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học đã dự lớp tập huấn muộn do Bộ GD-ĐT tổ chức từ ngày 23 đến 27-8 tại Hà Nội
“Lớn lên em muốn được đi du học nước ngoài và nghiên cứu về toán học để phát minh các công trình khoa học vĩ đại”. Đó là mơ ước của cậu học sinh lớp 5 Lê Đức Cường, người vừa đoạt huy chương vàng quốc gia giải Toán qua Internet (ViOlympic).
(HBĐT) - Qua 4 năm thực hiện chuyển đổi từ trường bán công sang trường công lập, trường THPT Nguyễn Trãi, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn đã tích cực chỉ đạo công tác chuyên môn, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá phương pháp dạy học, bồi dưỡng công tác quản lý và dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn Qốc gia.