Đối với khoa học giáo dục hiện đại, mỗi quá trình dạy học luôn bao gồm 4 yếu tố cơ bản là mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá. Mọi cuộc thi hay kiểm tra lớn, nhỏ đều nhằm đánh giá kết quả giáo dục. Như vậy, bài thi của mỗi môn học là việc đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của môn học ấy sau khi đã vận dụng nội dung và phương pháp.

Khi mục tiêu là thuộc bài thì đề thi sẽ phải nhằm để đánh giá thí sinh đã thuộc bài chưa? “Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hiệp Quốc” là một kiểu đề như vậy. Không thể trách người ra đề đã bắt học sinh học thuộc lòng vì đề đã đáp ứng đúng mục tiêu. Cũng khó có thể trách giáo viên rằng tại sao cứ phải đọc, chép cho học sinh học thuộc lòng mà không để các em phát huy tư duy sáng tạo? Bởi vì chương trình nặng như thế, đề thi ra như thế thì phải dạy như thế. Thực tế đã diễn ra cái vòng luẩn quẩn “dạy thế nào thì thi thế ấy” và “thi thế nào thì dạy thế ấy”, khiến học sinh không thoát khỏi được vấn nạn học thuộc lòng.

 
Lối thoát duy nhất là đổi mới dạy học trên cả 4 yếu tố cơ bản đã nêu. Giáo viên cần được cung cấp chương trình học, trong đó chỉ rõ các mục tiêu cần đạt, phạm vi nội dung cần dạy, những định hướng về phương pháp và đánh giá nên áp dụng. Trên cơ sở đó, các thầy cô sẽ soạn giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng các bài tập thực hành, giảm bớt giảng bài, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Sách giáo khoa chỉ là công cụ dạy học, giáo viên không phải bám sát vào đó để tóm lược và đọc, chép cho học sinh học thuộc. Đề thi cũng không dựa trên các chương mục với các đoạn văn trong sách mà chiếu theo các mục tiêu và phạm vi nội dung của chương trình học.
 
Mục tiêu giáo dục thường có 3 lĩnh vực là nhận thức, kỹ năng và thái độ-tình cảm; mỗi lĩnh vực bao gồm nhiều trình độ khác nhau từ thấp lên cao. Riêng lĩnh vực nhận thức có 6 trình độ chính, gồm: Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá (không bao giờ có mục tiêu thuộc bài). Mỗi trình độ sẽ có một công cụ đánh giá (đề thi) tương thích. Để đánh giá trình độ biết hay hiểu của học sinh, chúng ta dùng hệ thống các câu trắc nghiệm (test). Để đánh giá trình độ phân tích, chúng ta có thể đưa ra một luận đề (essay).
 
  Để tránh tốn kém cho xã hội và áp lực với học sinh, các nhà quản lý giáo dục đang cố gắng xem có thể bỏ 1 trong 2 kỳ thi quốc gia hoặc nhập 2 kỳ thi vào 1 (còn gọi là 2 trong 1). Vấn đề này cần xem xét dựa trên mối quan hệ giữa đánh giá với mục tiêu.
 
Thi tốt nghiệp THPT thuộc loại hình đánh giá thành quả học tập của học sinh sau 12 năm học nên  phải được thực hiện nhất quán với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. Kỳ thi này cần được duy trì nhưng phải khắc phục những áp lực dẫn tới “bệnh thành tích”.
 
Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ thuộc loại hình đánh giá khởi sự để mở đầu một quá trình đào tạo nên không lệ thuộc mục tiêu giáo dục phổ thông mà cần đánh giá theo các tiêu chuẩn cần đạt để thí sinh có thể nhập học. Vì vậy về nguyên tắc, không thể có kỳ thi 2 trong 1, mặc dù có thể lấy kết quả học tập ở THPT (nếu đáng tin cậy) làm một tiêu chuẩn.
 
 Để giải quyết vấn đề, Bộ GD-ĐT nên bỏ kỳ thi quốc gia tuyển sinh ĐH-CĐ và trao quyền tuyển sinh cho các trường tự thực hiện dựa trên chỉ tiêu do bộ quy định, cùng với đó là quy chuẩn hóa để vận hành tốt hơn cơ chế liên thông từ trung cấp qua CĐ lên ĐH.
 
 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục