Trường PTCS Ba Khan vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất, trường lớp học.
(HBĐT) - Thầy giáo Đinh Công Biển, Phó hiệu trưởng trường PTCS Ba Khan cho biết: Là trường vùng cao của huyện Mai Châu, thuộc liên trường cấp 1, cấp 2, nhận thức của học sinh còn chậm, các gia đình chưa thực sự dành thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, giáo viên chưa ổn định, một số anh chị em giáo viên chưa cập nhật được nội dung và phương pháp dạy học, cách sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học theo chương trình đổi mới giáo dục, do đó ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh.
Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, phòng học, bàn ghế đã xuống cấp, nhà trường tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phối kết hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương để tìm biện pháp huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện tại, nhà trường có 12 phòng học với trên 232 học sinh, có 25 giáo viên CNVC, trong đó, 100% đạt chuẩn và 25% vượt chuẩn, 11 đồng chi là đảng viên. Với lòng yêu nghề, CBGV nhà trường thực hiện tốt cuộc vận động “ Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, xây dưng nhà giáo văn hóa, xây dựng khu nội trú của giáo viên, nhiều giáo viên đã không ngại khó, ngại khổ xung phong lên vùng cao để đưa ánh sáng tri thức tới các bản làng, Qua đó, số học sinh bỏ học giảm xuống còn 0,86%, học lực giỏi chiếm 10%, học lực khá 23%, hạnh kiểm tốt chiếm 87%, khá chiếm 7,2%.
Để xã hội hoá giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh, nhà trường đã phối hợp với chính quyền, các bậc phụ huynh vận động hết số trẻ trong độ tuổi ra lớp, thường xuyên củng cố điều chỉnh số lượng học sinh chuyển đi và chuyển đến, hạn chế tới mức thấp nhất tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, lưu ban dẫn đến bỏ học. Tuy là vùng khó khăn, nhưng nhà trường vẫn luôn duy trì số lượng học sinh và thực hiện phổ cập đúng độ tuổi, chỉ đạo thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt chú trọng đến việc dạy Tiếng Việt cho học sinh. Qua đó, nhà trường tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học, cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Kết quả học sinh lên lớp các khối đạt 95% trở lên và học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, huy động trẻ 6 tuổi học lớp tiểu học đạt 100%. Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng đến công tác Đoàn, Đội thiếu niên, xây dựng kế hoạch phát động thi đua theo chủ đề các ngày lễ lớn và chỉ đạo Hội đồng Đội, Sao nhi đồng, thực hiện tốt chương trình hoạt động, tạo không khí thi đua sôi động, hiệu quả, góp phần nâng cao tính tự giác và phấn đấu trong học tập của học sinh vùng cao.
Thầy giáo Đinh Công Biển cho biết thêm: Mặc dù với điều kiện của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian tới nhà trường tiếp tục kết hợp với địa phương, phụ huynh học sinh nâng cao công tác xã hội hoá giáo dục, tổ chức quản lý tốt các em học sinh, tiếp tục củng cố xây dựng cơ sở vật chất , tu sửa trường lớp chuẩn bị cho năm học tới, làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, qua đó góp phần nâng cao trình độ dân trí.
Lưu Kỳ
Trước ngày sang Ấn Độ, GS Ngô Bảo Châu đã tới ĐHQG Hà Nội làm việc. Buổi gặp gỡ với lãnh đạo đại học này diễn ra trong thời gian ngắn, không có sự xuất hiện của báo chí. VietNamNet đã nhờ một cộng sự trẻ có dịp làm việc nhiều với anh ghi lại những trao đổi về giáo dục và khoa học của GS Châu.
Các trường ĐH, CĐ còn gần 110.000 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2, trong đó bậc ĐH khoảng 70.000 chỉ tiêu. Những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng có điểm thi đạt từ điểm sàn trở lên vẫn có nhiều cơ hội vào ĐH, CĐ
Chiều qua, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo chuẩn bị khai giảng năm học mới 2010 - 2011.
22 năm nay, cô giáo Siu H’Jel (53 tuổi) âm thầm gieo từng con chữ đến với những đứa trẻ sinh ra trong ngôi làng nghèo khổ cũng bởi sự kì thị của mọi người. Đó là làng Buk Blui, làng của nhiều người bị bệnh phong ở xã Iaka, huyện Chư Păh, Gia Lai.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Sở GD-ĐT, năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 713 trường MN, TH, PTCS, THPT, TTGDTX , với tổng số gần 18,6 vạn học sinh. Đến nay, ngành đã phát hành gần 3,7 triệu bản sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy tới các trường trên địa bàn tỉnh.
Chiều 27-8 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo giới thiệu năm học mới 2010-2011. Theo Bộ GD-ĐT, năm học 2010 – 2011, giáo dục mầm non có 3.642.800 học sinh (HS), giáo dục phổ thông có 15.210.000 HS. Hệ trung cấp chuyên nghiệp có 820.000 HS, hệ cao đẳng có 700.000 sinh viên (SV) và cả nước có khoảng 1,5 triệu SV đại học.