Theo kế hoạch thanh tra của Bộ GD-ĐT năm 2010-2011, tập trung thanh tra nhà trường và cơ sở giáo dục khác, đặc biệt chú ý thanh tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, năm học 2010 - 2011 tiếp tục kiện toàn tổ chức, bổ sung biên chế, bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra giáo dục các cấp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...
Cụ thể, thanh tra nhà trường và cơ sở giáo dục khác, đặc biệt chú ý thanh tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Thanh tra, kiểm tra về số lượng, chất lượng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, nhà giáo, nhân viên. Chú ý đánh giá về tỷ lệ giáo viên/lớp, cơ cấu giáo viên theo môn học, số lượng cán bộ, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên (đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cần kiểm tra việc thực hiện cam kết trong đề án thành lập trường). Thanh tra, kiểm tra các kỳ thi tốt nghiệp, thi chọn học sinh giỏi và tuyển sinh đảm bảo khách quan, công bằng... Ngoài ra, Bộ chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về liên kết đào tạo.
Các Sở GD-ĐT, ngoài những báo cáo đột xuất theo yêu cầu, các Sở cần thực hiện báo cáo kế hoạch công tác thanh tra giáo dục năm học mới trước ngày 30/9/2010; báo cáo sơ kết công tác thanh tra học kỳ I trước ngày 19/01/2011; báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm học trước ngày 15/6/2011; báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác thanh tra năm học 2010-2011 trước ngày 15/6/2011.
Theo Dantri
(HBĐT) - Thầy giáo Đinh Công Biển, Phó hiệu trưởng trường PTCS Ba Khan cho biết: Là trường vùng cao của huyện Mai Châu, thuộc liên trường cấp 1, cấp 2, nhận thức của học sinh còn chậm, các gia đình chưa thực sự dành thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Năm 1997 - 1998, chỉ có vài nghìn du học sinh Việt Nam theo học tại một số nước như Anh, Pháp, Mỹ. Ðến năm 2000, có khoảng 10.000 sinh viên, học sinh Việt Nam du học tại nhiều quốc gia và đến nay thị trường du học đã thay đổi nhiều với hơn 50.000 du học sinh đang học tại các nước. Du học sinh Việt Nam trong những năm tới tiếp tục phát triển về quy mô số lượng, bậc học, ngành học và số lượng quốc gia theo học ngày càng mở rộng.
Đối với khoa học giáo dục hiện đại, mỗi quá trình dạy học luôn bao gồm 4 yếu tố cơ bản là mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá. Mọi cuộc thi hay kiểm tra lớn, nhỏ đều nhằm đánh giá kết quả giáo dục. Như vậy, bài thi của mỗi môn học là việc đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của môn học ấy sau khi đã vận dụng nội dung và phương pháp.
Ngày 28/8, trong chương trình truyền hình trực tiếp Tư vấn xét tuyển NV2 vào ĐH-CĐ do Báo Thanh Niên phối hợp với VTV9 tổ chức, các chuyên gia tư vấn đã chỉ ra những ngành dễ trúng tuyển.
(HBĐT) - Theo Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, thực hiện mục tiêu tiếp tục xoá phòng học tạm các loại, giải quyết nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh ta được đầu tư 2.704 phòng học và 1.405 phòng công vụ cho giáo viên.
Trước ngày sang Ấn Độ, GS Ngô Bảo Châu đã tới ĐHQG Hà Nội làm việc. Buổi gặp gỡ với lãnh đạo đại học này diễn ra trong thời gian ngắn, không có sự xuất hiện của báo chí. VietNamNet đã nhờ một cộng sự trẻ có dịp làm việc nhiều với anh ghi lại những trao đổi về giáo dục và khoa học của GS Châu.